Lo ngại sẽ gặp thêm khó khăn về nguồn cung từ phía Mỹ, Huawei đang tăng cường đặt hàng từ các đối tác Nhật Bản.
Theo các nguồn tin của Nikkei cho biết vào thứ Tư vừa qua, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies đã yêu cầu các công ty Nhật Bản, bao gồm Murata Manufacturing và Toshiba Memory gia tăng cung cấp các bộ phận cho smartphone.
Một phần nguyên nhân của động thái này được cho là nhằm ngăn chặn sự gián đoạn nguồn cung khi Mỹ đang gia tăng áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc về vấn đề bảo mật.

Dù tự sản xuất được một số bộ phận nhưng nhiều linh kiện smartphone của Huawei vẫn phải dựa vào các công ty Nhật và Mỹ.
Các nguồn tin cho biết Huawei yêu cầu gia tăng nguồn cung vào đầu mùa hè năm nay, khi việc sản xuất những mẫu smartphone mới nhất của họ dự kiến sẽ hoạt động hết công suất.
Murata được cho là đã nhận được đơn hàng các bộ phận cao gần gấp đôi lượng đặt hàng thông thường. Nhà cung cấp của Nhật Bản đang lên kế hoạch tăng cường lượng xuất xưởng để đáp ứng các đơn hàng này.
Hãng Rohm Semiconductor cũng sẽ tăng cường cung cấp các mạch tích hợp và các bộ phận liên quan đến camera cho Huawei vào tháng 5, trong khi hãng Kyocera đã nhận được một đơn hàng bổ sung cho một số bộ phận nhất định, ví dụ tụ điện.
Toshiba Memory cũng được yêu cầu cung cấp các bộ nhớ lưu trữ dạng flash trước thời hạn. Ngoài Nhật Bản, Huawei cũng đặt mua thêm nhiều thiết bị từ các công ty ở Đài Loan và những nơi khác.
Vào tháng 4 năm 2018, chính phủ Mỹ đã cấm ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc sau Huawei, không được giao dịch với các công ty Mỹ do vi phạm lệnh trừng phạt với Iran. Việc gián đoạn nguồn cung đã đẩy ZTE rơi vào khủng hoảng tài chính.
Dường như Huawei đang cố gắng tránh rơi vào kịch bản tương tự. Cho dù Huawei đang cố gắng tự sản xuất bán dẫn, họ vẫn phụ thuộc vào các công ty Nhật Bản và Mỹ đối với nhiều bộ phận smartphone. Huawei cho biết, họ có kế hoạch đặt các đơn hàng trị giá khoảng 8 tỷ USD với các nhà cung cấp Nhật Bản trong năm 2019, tăng so với 6,6 tỷ USD vào năm ngoái.
Tham khảo Nikkei Asian Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là điện thoại gập đắt nhất Việt Nam: Giá sương sương cỡ... 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB
Trong khi điện thoại gập đang dần trở nên phổ thông nhờ mức giá ngày càng dễ tiếp cận từ các hãng như Samsung hay Oppo, thì Vertu (thương hiệu điện thoại xa xỉ đến từ Anh) lại chọn đi theo hướng ngược lại.
Sếp Samsung kể về mối quan hệ với Google: Từng có khởi đầu "đau đớn" khi phải viết lại toàn bộ code, giờ đây cùng nhau kiến tạo tương lai của Android