Elon Musk gọi đồng sáng lập Tesla là cộng sự 'tồi tệ nhất', người từng suýt hại chết công ty
Mới đây, tỷ phú giàu nhất thế giới đã không ngần ngại công khai chỉ trích đồng sáng lập Tesla trên Twitter.
- Buồn của Bill Gates: Nếu đi cùng Microsoft tới bây giờ đã có thể giàu gấp đôi Elon Musk, tất cả những gì còn lại chỉ là hơn 1% cổ phần và sự ra đi tai tiếng vì phốt 'thân mật' với nhân viên nữ
- 'Sóng gió' lại tìm đến Tesla: Gần 200 tỷ USD bị 'quét sạch' trong 2 ngày, Elon Musk chưa kịp bán cổ phiếu đã mất 50 tỷ USD
Mới đây, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Tesla, Elon Musk đã công khai chỉ trích Martin Eberhard – một trong những đồng sáng lập của công ty trên Twitter. Trả lời một bình luận về quá trình thành lập Tesla, Musk viết rằng Eberhard là "người tồi tệ nhất" ông từng làm việc cùng. Thậm chí, tỷ phú giàu nhất thế giới còn "kết tội" Eberhard là người suýt khiến công ty phá sản.
"Câu chuyện thành lập Tesla do Eberhard tô vẽ là sai sự thật. Tôi ước mình chưa từng gặp ông ấy. Cho đến nay, Eberhard là người tồi tệ nhất mà tôi từng làm việc cùng trong toàn bộ sự nghiệp của mình. Nếu xét số người tôi đã cộng tác trong nhiều năm qua, điều đó thật sự tệ", Musk chỉ trích.
Ở một tweet khác, Musk cho rằng phong cách quản lý của Eberhard gần như đã đánh chìm công ty. "Ông ấy đã suýt giết chết Tesla bằng nhiều quyết định quản lý sai lầm, khiếm nhân tài rơi rụng, kỹ thuật đi xuống, nhiều lỗi trong quản lý chuỗi cung ứng cũng như nói dối liên tục về chi phí và ngày ra mắt thực sự của chiếc Tesla Roadster", Musk viết.
Trên thực tế, Musk và Eberhard đã mâu thuẫn với nhau kể từ năm 2007. Hay chính xác hơn, Eberhard bị hội đồng quản trị Tesla, trong đó có Musk "hạ bệ". Quyết định trên được đưa ra sau khi hội đồng quản trị phát hiện ra việc Eberhard đã lừa dối và gian lận trong quá trình điều hành.
Tháng 8/2007, khi Eberhard thuyết trình tại một hội nghị, một cuộc họp hội đồng quản trị tại Tesla đã được tổ chức mà không có sự tham gia của ông.
Thời điểm kết thúc bài thuyết trình, ông nhận được cuộc gọi của Musk, thông báo rằng mình sẽ không còn là CEO của Tesla. Eberhrad kể lại: "Tôi không hề biết và không có mặt tại cuộc họp đó, cũng không biết họ đã thảo luận những gì. Vì thế, tôi không thể tự bào chữa, hoàn toàn rơi vào thế bị động".
Tuy nhiên, cuộc họp đã vi phạm quy chế công ty, đồng nghĩa với việc Eberhard không thể bị sa thải. Musk liền giao cho Eberhard vị trí mới là "giám đốc công nghệ". Điều này đã tước đi hoàn toàn quyền kiểm soát và cũng vượt quá năng lực của Eberhard. Cuối cùng, ông xin từ chức vào đầu năm 2008.
"Khi bằng chứng về sự gian dối của Eberhard và tình trạng tồi tệ của công ty được đưa ra, tất cả các thành viên hội đồng quản trị, đã bỏ phiếu nhất trí sa thải Eberhard vào tháng 8/2007", Musk viết trên Twitter .
Không những vậy, Eberhard và Musk còn mâu thuẫn về việc ai được coi là người sáng lập của Tesla. Thậm chí, năm 2009, Eberhard còn nộp đơn kiện Musk với cáo buộc bị bôi nhọ, nợ lương và bị Musk tranh chức danh nhà sáng lập Tesla.
Cuối cùng, kết quả vụ kiện là 5 cá nhân, trong đó có Eberhard và Musk đều là đồng sáng lập của Tesla.
Musk nói thêm trên Twitter rằng ông đang tính đến việc làm podcast kể về những gì đã xảy ra tại Tesla trong những năm đầu thành lập. Về phần mình, Eberhard nói với Fox Business sau khi bị Musk công kích trên Twitter: "Việc bị người giàu nhất thế giới tấn công thật khác biệt".
Thời điểm hiện tại, Eberhard vẫn theo đuổi đam mê với những vấn đề môi trường và đang nghiên cứu để cải tiến các phương tiện chạy bằng điện có giá thấp hơn. Ông từng nói rằng bản thân không có ác ý chống lại Tesla và luôn mong công ty cũ thành công hơn. Trên thực tế, ông vẫn đang nắm giữ cổ phiếu của Tesla, thứ giúp ông sở hữu khối tài sản khoảng 550 triệu USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI