Foxconn treo thưởng 1.000 USD để tuyển dụng người lao động mới cho nhà máy lắp ráp iPhone
Các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn đang trong tình trạng thiếu người lao động.
Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, Foxconn đang treo thưởng những khoản tiền rất lớn để thu hút người lao động mới, khi mà các nhà máy sản xuất và lắp ráp iPhone ngừng hoạt động vì dịch bệnh virus Covid-19.
Tuần trước, Foxconn đã phải đưa ra mức tiền thưởng 3.000 nhân dân tệ (khoảng 427 USD) để những lao động cũ quay trở lại làm việc. Mới đây, Foxconn tiếp tục treo thưởng 7.000 nhân dân tệ (995 USD) để tuyển dụng lao động mới tại nhà máy lắp ráp iPhone ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

Bất kỳ người lao động nào đạt đủ điều kiện, có thể bắt đầu làm việc tại nhà máy của Foxconn. Sau 60 ngày làm việc đầu tiên, họ sẽ nhận được khoản tiền thưởng 3.000 nhân dân tệ. Sau 90 ngày làm việc, họ sẽ nhận tiếp 4.000 nhân dân tệ. Tất nhiên số tiền đó không tính vào lương và các khoản tiền hỗ trợ khác.
Theo The Post, mức thu nhập trung bình của người lao động tại nhà máy này chỉ đạt 2.000 - 3.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Đủ để thấy mức tiền thưởng mà Foxconn đưa ra rất hấp dẫn. Tuy nhiên đó là hành động cần thiết, khi mà số lượng người lao động tại các nhà máy lắp ráp iPhone đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Reuters, lực lượng lao động quay trở lại các nhà máy của Foxconn mới chỉ đạt 10%. Do đó mà các nhà máy không thể hoạt động hết công suất. Đặc biệt là trong thời gian tới đây, Apple sẽ cho ra mắt chiếc iPhone 9 mới.
Foxconn cho biết trong khi các nhà máy tại Trung Quốc hoạt động cầm chừng, thì các nhà máy của họ tại Việt Nam, Ấn Độ và Mexico đang phải hoạt động hết công suất để bù đắp sản lượng xuất xưởng.
Tham khảo: abacusnews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trên tay vivo X Fold5: Điện thoại gập ngang nhẹ nhất thế giới mà pin tận 6.000mAh, hỗ trợ kết nối Apple Watch và AirPods, giao diện đa nhiệm như iPad
Tuy nhiên, việc vivo chỉ trang bị chip Snapdragon 8 Gen 3 cho X Fold5 cho thấy có vẻ như hãng đang "ấp ủ" một phiên bản Pro trong thời gian tới.
“Phần cứng Xbox đã chết” – Người từng đặt nền móng cho Xbox cũng không còn lạc quan