FPT Online, FPT Telecom, Asanzo, Sony Electronics Việt Nam,… bị nhắc tên do nợ thuế

    Lê Sáng,  

    Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh vừa công khai danh sách nợ thuế và ngân sách đến tháng 6/2024 trên địa bàn, trong đó có sự góp mặt của một số doanh nghiệp như FPT Online, FPT Telecom, Asanzo, Sony Electronics Việt Nam,…


      FPT Online, FPT Telecom, Asanzo, Sony Electronics Việt Nam,… bị nhắc tên do nợ thuế- Ảnh 1.

      FPT Online, FPT Telecom, Asanzo, Sony Electronics Việt Nam,…vừa bị cục Thuế TP. HCM nhắc tên do nợ thuế

      Tính đến thời điểm tháng 6/2024, tổng tiền người nộp thuế nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo công bố mới đây của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh là 5.570 tỷ đồng.

      Trong đó, 7 đơn vị nợ thuế hàng trăm tỷ đồng, bao gồm: Công ty TNHH thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil hơn 1.739 tỷ đồng, Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines hơn 756 tỷ đồng, Công ty cổ phần phát triển và kinh doanh nhà 329 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải 245 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 hơn 145 tỷ đồng, Công ty Giày Hiệp Hưng 129 tỷ đồng, Công ty TNHH Timatex 118 tỷ đồng.

      Đáng chú ý, trong danh sách nợ thuế của Cục thuế TP. HCM có một số doanh nghiệp công nghệ, dịch vụ công nghệ thông tin quen thuộc như FPT Online, FPT Telecom, Asanzo, Sony Electronics Việt Nam,…

      FPT Telecom Tân Thuận nợ thuế hơn 69,2 tỷ đồng

      Trong đó, FPT Telecom Tân Thuận (MST: 0101778163-006) có địa chỉ tại Lô U.37-391 KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận ĐÔng, Quận 7, TP. HCM nợ thuế hơn 69,2 tỷ đồng.

      Liên quan đến việc nợ thuế của FPT Telecom Tân Thuận, đầu năm 2023, Cục Hải quan TP. HCM cũng đã ban hành quyết định cưỡng chế FPT Telecom Tân Thuận vì nợ thuế nội địa trên 71 tỷ đồng.

      Cụ thể, theo đề nghị của Cục Thuế TP. HCM tại công văn số 3756/CTTPHCM-QLN ngày 30/03/2023 về việc dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, Cục Hải quan TP. HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của FPT Telecom Tân Thuận do FPT Telecom Tân Thuận có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế trên 71 tỷ đồng.

      Asanzo nợ thuế 52,2 tỷ đồng

      Công ty CP Tập đoàn Asanzo (MST: 0314074316) có địa chỉ tại phòng 903, tầng 9, tòa nhà Flemington Tower, 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11 (TP. HCM) nợ thuế hơn 52,2 tỷ đồng.

      Trong một diễn biến liên quan, mới đây, ông Phạm Văn Tam (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo) và ông Phạm Xuân Tình (đại diện pháp luật, tổng giám đốc Công ty Asanzo) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố bị can về tội trốn thuế, theo khoản 3 điều 200 Bộ luật Hình sự.

      Sony Electronics Việt Nam nợ thuế hơn 18,2 tỷ đồng

      Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam (MST:0305712139), có địa chỉ tại Tầng 6&7, tòa nhà President Place, 93 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM nợ thuế hơn 18,2 tỷ đồng.

      Công ty Sony Electronics Việt Nam được thành lập từ năm 2008, trụ sở chính tại Tầng 6&7, Toà nhà President Place, số 93 Nguyễn Du, Phường Bến Nghe, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

      Được biết, chủ sở hữu Sony Electronics Việt Nam là Sony Electronics (Singapore) PTE. LTD, tính đến tháng 5/2016, công ty có vốn điều lệ là 1 triệu đô la Mỹ. Hiện nay, đại diện pháp luật tại Việt Nam là ông ARAI SATORU (Nhật Bản).

      Về Tập đoàn mẹ của Sony Electronics, Sony Corporation là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Minato, Tokyo, Nhật Bản, được thành lập vào tháng 5/1946 tại Nihonbashi Tokyo bởi Masaru Ibuka và Akio Morita.

      FPT online nợ thuế hơn 13,2 tỷ đồng

      Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) (MST:0305045911), có địa chỉ tại Lô 1, 29B-31B-33B, đường Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. HCM nợ thuế hơn 13,2 tỷ đồng.

      FPT Online là công ty con của tập đoàn FPT chuyên về quảng cáo trực tuyến với nguồn thu chính đến từ khai thác quảng cáo trên báo điện tử Vnexpress. Giai đoạn từ năm 2017 đến 2022, doanh nghiệp này lãi ròng đều đặn 200-250 tỷ đồng mỗi năm trước khi bất ngờ giảm mạnh xuống chỉ còn 117 tỷ đồng vào năm ngoái.

      Trong quý 2/2024, FPT Online báo lãi ròng 33,52 tỷ đồng, qua đó kéo lãi ròng lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 lên mức 49,8 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với mức 31,61 tỷ đồng cùng

      Tin cùng chuyên mục
      Xem theo ngày

      NỔI BẬT TRANG CHỦ