Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong "sở thú Vũ trụ"

    Luyến Gia,  

    Vừa qua, các nhà khoa học hàng đầu đã tham gia vào một buổi hội thảo tổ chức tại Paris, thảo luận về câu hỏi "Tại sao chúng ta chưa liên lạc được với bất kỳ nền văn minh của người ngoài hành tinh nào?" Trong buổi hội thảo ấy, "giả thuyết vườn thú" đã trở thành tiêu điểm của cuộc thảo luận.

    Trái đất có phải là hành tinh duy nhất có sự sống văn minh trong đại vũ trụ? Hẳn là không. Các nhà thiên văn học đã tìm ra 4.001 hành tinh trong dải ngân hà của chúng ta; và theo dự đoán, hơn 50 tỷ hành tinh tồn tại ngoài nơi xa. Đối với các nhà khoa học tập trung tại Paris hồi giữ tháng Ba, câu hỏi trên đã được thay đổi: Tại sao chúng ta chưa liên lạc được với bất kỳ nền văn minh ngoài hành tinh nào?

    Nghịch lý Fermi và “Sự Im Lặng Vĩ Đại - the Great Silence”

    Vào năm 1950, nhà vật lý người Ý Enrico Fermi đã đặt ra câu hỏi “những người khác đang ở đâu?”, câu hỏi ấy là một phần trong Nghịch lý Fermi. Nghịch lý này chỉ ra sự mâu thuẫn trong ngành thiên văn với nội dung được tóm gọn như sau: Nếu khả năng cao là sự sống ngoài Trái Đất và nền văn minh ngoài hành tinh tiên tiến có tồn tại, vậy tại sao từ trước tới giờ, không một ai trong số họ liên lạc với chúng ta? Liệu có cách giải thích về mặt sinh học hay xã hội nào cho “Sự Im Lặng Vĩ Đại” này không?

    Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong sở thú Vũ trụ - Ảnh 1.

    Tại sao không một ai ngoài vũ trụ liên lạc với chúng ta?

    Vừa qua, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đã họp mặt tại nơi này. “Hai năm một lần, METI International tổ chức buổi hội thảo trong một ngày tại Paris. Đây là một phần trong chuỗi hội thảo có tựa đề Cuộc sống là gì? Dưới góc độ ngoài Trái Đất”, Florence Raulin Cerceau - đồng chủ trì buổi hội thảo và là một thành viên thuộc Hội đồng Quản trị của METI - cho biết. 

    Tại buổi thảo luận, Cyril Birnbaum và Brigitte David chia sẻ: “Câu hỏi ‘Chúng ta có một mình không?’ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, vì nó liên quan trực tiếp đến nhân loại và vị trí của chúng ta trong vũ trụ này.”

    Phần lớn nội dung của buổi hội thảo đặc biệt này xoay quanh cách lý giải gây tranh cãi lần đầu được công bố vào thập niên 70 của thế kỷ 20, gọi là “giả thuyết vườn thú”. Giả thuyết ấy là chúng ta hiện đang bị người ngoài hành tinh giám sát và… thậm chí có lẽ là được họ bảo vệ.

    Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong sở thú Vũ trụ - Ảnh 2.

    Chúng ta có thể đang bị người ngoài hành tinh giám sát.

    “Giả thuyết vườn thú” là gì?

    Ý tưởng xoắn não này cho rằng có những nền văn minh ngoài hành tinh biết hết thảy mọi thứ về chúng ta, nhưng cố tình tránh mặt chúng ta. Giả thuyết này đã lý giải được “Sự Im Lặng Vĩ Đại”. Douglas Vakoch, chủ tịch của METI, giải thích: “Có lẽ những tồn tại ngoài hành tinh hiện đang ngắm nhìn loài người trên Trái Đất, giống như chúng ta ngắm mấy động vật trong vườn thú vậy.”

    Chúng ta phải làm sao để những người giữ vườn thú ngoài vũ trụ lộ diện?” Tại buổi hội thảo, Vakoch lấy ví dụ như sau: 

    Nếu chúng ta bắt gặp một con ngựa vằn trong sở thú đang nhìn mình, đột nhiên con ngựa dùng móng chân để gõ ra một dãy số nguyên tố, điều này có thể tạo ra một mối liên hệ đặc biệt giữa chúng ta với con ngựa ấy, và chúng ta sẽ cảm thấy mình buộc phải hồi đáp lại nó. Ông nói: “Chúng ta có thể làm y như vậy đối với những người ngoài hành tinh bằng cách truyền đi những tín hiệu mạnh mẽ, có ý nghĩa đến các ngôi sao lân cận.”

    Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong sở thú Vũ trụ - Ảnh 3.

    Những tồn tại ngoài hành tinh có lẽ đang ngắm nhìn loài người trên Trái Đất, giống như chúng ta ngắm mấy con thú trong vườn thú vậy.

    Thuyết “cách ly thiên hà” là gì?

    “Giả thuyết vườn thú” nghe có vẻ kỳ lạ nhỉ? Dưới đây là một giả thuyết về người ngoài hành tinh nghe còn ảo diệu hơn thế. “Có vẻ những tồn tại ngoài Trái Đất đang cách ly với chúng ta vì họ nhận ra rằng việc chúng ta biết về họ có thể nền văn hóa nhân loại thay đổi”, Jean-Pierre Rospars - giám đốc nghiên cứu tại Institut National de la Recherche Agronomique và đồng chủ trì buổi hội thảo - cho biết.

    Ông nói thêm: “Không có lý do gì để khẳng định nhân loại đã đạt được mức độ nhận thức cao nhất. Những mức độ nhận thức cao hơn có thể sẽ tiến hoá trên Trái Đất trong tương lai, và nơi nào đó ngoài kia có thể đã đạt được mức độ ấy rồi.”

    Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong sở thú Vũ trụ - Ảnh 4.

    Có vẻ những tồn tại ngoài Trái Đất đang cách ly với chúng ta.

    Thiên văn vô tuyến và thuộc địa hoá hành tinh

    Đến bây giờ, dù thiên văn vô tuyến là cách thức thực tế duy nhất con người dùng để gửi tin nhắn ra ngoài vũ trụ, nhưng chỉ có thuộc địa hoá các hành tinh khác là cách duy nhất để chứng minh sự tồn tại của nền văn minh. Nicolas Prantzos - giám đốc nghiên cứu thuộc CNRS - chia sẻ như sau: “Đây là cách duy nhất để tìm ra những bằng chứng không thể chối cãi được, dù bằng chứng ấy công nhận hoặc phủ nhận sự tồn tại của trí thông minh ngoài hành tinh.”

    Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong sở thú Vũ trụ - Ảnh 5.

    Thuộc địa hoá các hành tinh khác là cách duy nhất để chứng minh sự tồn tại của một nền văn minh.

    Tại sao người ngoài hành tinh có thể rất khác biệt so với loài người?

    Làm sao họ giống chúng ta được? “Môi trường trên một hành tinh đều có quy luật riêng của nó”, nhà vật lý học thiên thể Roland Lehoucq cho biết. “Không có bất kì một xu hướng cố định nào trong sự tiến hoá sinh học. Vô số hình thái đa dạng trên Trái Đất cho thấy sự nghiên cứu về sinh học ngoài hành tinh là một việc khó thực hiện được.

    Việc con người có thể có nhiều điểm tương đồng với các dạng sống ngoài Trái Đất là một điều khó tin. Lehoucq cho rằng đối với loài người, rất khó để tưởng tượng được trí thông minh ngoài hành tinh khác biệt với chúng ta đến mức nào.

    Giả thuyết rợn tóc gáy: Con người có thể đang bị nhốt trong sở thú Vũ trụ - Ảnh 6.

    Việc con người có thể có nhiều điểm tương đồng với các dạng sống ngoài Trái Đất là một điều khó tin.

    Tóm lại, chúng ta không thể nào tưởng tượng được cuộc sống ngoài vũ trụ là như thế nào, huống hồ chi tìm cách để liên lạc với họ. Và nếu trong thế hệ của chúng ta, những bằng chứng về họ vẫn chưa được tìm ra, liệu chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm không.

    Nền văn minh ngoài vũ trụ có tồn tại không? Chắc là có, nhưng chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ tìm ra họ được.

    Tham khảo: Forbes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ