Giải mã lịch sử "bàn thắng Olympic", siêu phẩm hiếm có được ghi trực tiếp từ chấm phạt góc
"Gol olímpico" đã xuất hiện từ 94 năm về trước, nhưng có lẽ bạn sẽ không thấy tuyệt phẩm này xuất hiện tại World Cup 2018 đâu.
- Gặp gỡ nhà tiên tri lợn vừa đưa ra dự đoán 4 đội bóng lọt vào bán kết World Cup 2018
- [World Cup 2018] Rất có thể đây là lý do khiến Ronaldo sút hỏng quả penalty trong trận đấu với Iran
- [World Cup 2018] Đức xin lỗi Thụy Điển vì màn ăn mừng quá trớn sau bàn thắng của Toni Kroos
- [World Cup 2018] Người dân Tokyo suýt phá hỏng hệ thống cấp thoát nước vì đồng loạt đi vệ sinh sau trận Colombia - Nhật Bản
- Trúng xổ số World Cup, cô gái hí hửng đăng ảnh lên Wechat rồi bị bạn "nẫng tay trên"
- Tác dụng của toát mồ hôi trong thi đấu thể thao, một phần lí do Bồ Đào Nha bị loại khỏi World Cup 2014
Tháng Sáu năm 1924, Hội đồng Bóng đá Quốc tế IFAB quyết định đẩy giới hạn của cầu thủ đi xa hơn nữa, xem họ có thể tạo được ra những phép màu gì: họ sửa đổi mục 11 trong Luật Chơi - Laws of the Game, cho phép bàn thắng được công nhận từ chấm đá phạt góc. Lợi dụng khe hở chết người này, cầu thủ Sam Chedgzoy của Everton đặt bóng tại góc sân và … dẫn bóng vào vòng 16 mét 50, ghi thành bàn thắng trước sự ngỡ ngàng và giận dữ của tất cả những người chứng kiến.
Chedgzoy cãi trọng tài rằng chẳng luật nào cấm mình làm vậy. IFAB nghe tin dữ, vội vàng họp gấp và sửa luật, lúc ấy là tháng Tám năm 1924.
Người đã khiến Laws of the Game phải thay đổi.
Một tháng sau, cầu thủ Billy Alston ghi bàn thắng trực tiếp từ một cú đá phạt góc trong một trận đấu hạng hai của Scotland. Ngày ấy, người ta chưa gọi bàn thắng kiểu này là "gol olimpico - Olympic Goal - Bàn thắng Olympic", cho tới tháng Mười năm bộ luật kia được sửa đổi.
Ngày 2 tháng Mười năm 1924, trong trận đấu giao hữu giữa hai người hàng xóm, hai kì phùng địch thủ là Argentina và Uruguay, tiền vệ cánh trái của La Albiceleste là Cesáreo Onzari ghi bàn từ chấm phạt góc, một cú sút thẳng vào lưới mà không có sự hỗ trợ của bất kì cầu thủ nào. Tờ báo địa phương Argentina vui sướng trước bàn thắng của đội nhà trước đối thủ, nhân tiện dịp đánh bại đương kim vô địch bóng đá Olympic, đã gọi bàn thắng này là gol olímpico.
Đây là gol olímpico đầu tiên được ghi nhận trong một trận đấu chuyên nghiệp
Sự ngỡ ngàng của mọi ngước trước gol olímpico đầu tiên trong một trận đấu chuyên nghiệp.
"Bàn thắng xảy ra là vì số phận đã định đoạt như vậy", cố tuyển thủ Onzari thổ lộ. "Có lẽ thủ môn đã trèo ra khỏi giường nhầm bên vào ngày hôm đó hoặc đã có cầu thủ nào chắn tầm nhìn của anh, bởi lẽ tôi sẽ không bao giờ lặp lại bàn thắng này được nữa đâu. Thật sự mà nói, khi bóng bay vào lưới, tôi đã không tin vào mắt mình".
Theo bước những tiền nhân, đây là những chuyên gia gol olímpico
Có một tuyển thủ đã biến gol olímpico thành thương hiệu của mình, đó là Ernesto "Cococho" Alvarez của Argentina. Trong suốt sáu mùa bóng ông chơi tại Colombia, ông ghi bàn 35 lần trong 226 trận, tận 8 bàn trong số đó là gol olímpico.
Bạn chưa ấn tượng với con số ấy? Khi chơi trong màu áo của Deportivo Cali và trạm chán Deportivo Cúcuta năm 1976, ông ghi 2 gol olímpico trong một trận. Ông đã giành nhiều giờ tập luyện cú sút này với tuyển thủ Colombia Nato Torres, đó chính là bí mật thành công của Alvarez.
Một lão làng sút gol olímpico khác là cầu thủ người Đức Bernd Nickel. Trong màu áo của Eintracht Frankfurt hồi những năm 70 và 80, ông ghi tổng cộng 141 bàn, 4 trong số đó là gol olímpico, 4 bàn chia đều cho bốn góc sân Waldstadion. Tuyệt diệu.
Bàn gol olímpico đầu tiên của Bernd Nickel cũng vô cùng đáng nhớ, khi ông sút vào lưới thủ môn huyền thoại người Đức Sepp Maier. Ông sút từ góc trái, bằng má ngoài của chân trái.
Nhưng ông không phải người duy nhất có thể ghi gol olímpico bằng má ngoài chân sút: ta có Jorge Gomez ghi bàn năm 1965, Francisco Macedo năm 1971, Carlos Reinoso năm 1980 và Roberto Carlos năm 2011.
Có một người Argentina khác đáng nhắc tên, đó là Anibal Francisco Cibeyra trong màu áo của Emelec. Ba bàn gol olímpico của ông đều được ghi vào lưới đối thủ đầy duyên nợ Carcelona de Guayaquil, chính điều đó đã mang lại cho ông biệt danh El Loco de los goles olímpicos – Kẻ cuồng loạn với những bàn thắng từ chấm phạt góc.
Đó mới chỉ là cấp độ đội tuyển, đây mới là người đầu tiên ghi được một gol olímpico tại một kì FIFA World Cup: đó là danh thủ Marcos Coll tới từ Colombia, bàn thắng được ghi năm 1962. Và sự ấn tượng chưa dừng lại ở đó, ông Marcos Coll đã ghi bàn vào lưới của thủ môn huyền thoại, thủ môn tài năng nhất thế giới thời bấy giờ, là Lev Yashin.
"Một tiếng gầm khổng lồ vang lên bởi tôi đã ghi bàn vào lưới của người đàn ông là thủ môn xuất sắc nhất thế giới lúc ấy", ông Coll nhớ lại.
Bàn thắng gol olímpico đầu tiên tại một kì FIFA World Cup.
Đến tháng Bảy năm 2011, kì tích này mới được lặp lại trong một trận đấu cấp thế giới. Jorge Espericueta của Mexico đã ghi một gol olímpico vào lưới đội tuyển Đức trong kì FIFA World Cup U17.
Ngoài những Ronaldinho, David Beckham - tượng đài của bóng đá hiện đại có thể dựng nên được những siêu phẩm này, phái đẹp cũng có những đóng góp của riêng mình vào bảng vàng gol olímpico. Tuyển thủ đội tuyển Mỹ Megan Rapinoe ghi được bàn thắng trực tiếp từ chấm phạt góc trong kì Olympic London 2012. Đó là bàn thắng gol olímpico đầu tiên trong một kì Olympic, và đó cũng là kỳ Olympic mà đội tuyển Mỹ đang mang về tấm huy chương vàng.
Đã 94 năm kể từ khi cú sút gol olímpico được thực hiện, đã có vô vàn cách trái bóng tìm được đến khung thành từ chấm phạt góc, nhưng chúng đều có một điểm chung: gol olímpico đều là những tuyệt phẩm hiếm có. Nhưng có lẽ bạn sẽ không nhìn thấy nó xuất hiện tại kì World Cup 2018 này đâu, và đây chính là lí do tai sao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"