Hậu trường sụp đổ giấc mơ xe điện của Apple: từng dự định mua lại Tesla, dùng Siri thay cho vô lăng
Báo cáo mới của New York Times cho thấy, Apple đã tiêu tốn hơn 10 tỷ USD trong gần 10 năm qua cho dự án xe điện này.
- Giấc mơ biến xe điện iCar của Apple đã chính thức tan thành mây khói, tham vọng hơn 1 thập kỷ còn lại gì?
- Nghe tin Apple bỏ làm xe điện, các hãng xe điện Trung Quốc tỏ vẻ bất ngờ: "Tôi cảm thấy rất sốc"
- AI Genie, câu trả lời của Google cho Sora: AI tự tạo game 2D với lời nhắc chỉ bằng một hình ảnh duy nhất
- Giấc mơ xe điện của Apple tan vỡ: Dự án Apple Car bị khai tử, nhân viên chuyển sang làm AI
- Kinh ngạc vì khả năng dựng phim của AI Sora, tỷ phú ngành phim Hollywood dừng kế hoạch mở rộng Studio
Hôm qua hàng loạt báo cáo cho thấy, sau gần 10 năm âm thầm triển khai trong bí mật, dự án xe điện của Apple cuối cùng đã đi vào ngõ cụt và bị khai tử. Đến lúc này, một báo cáo mới của New York Times mới tiết lộ thêm nhiều chi tiết ít người biết về dự án yểu mệnh này của Apple.
Theo nhiều nguồn tin của New York Times, cho đến thời điểm dự án kết thúc, Apple đã tiêu tốn hơn 10 tỷ USD cho giấc mơ xe điện này. Từ chỗ muốn ra đời một chiếc xe điện tự lái hoàn toàn và thậm chí còn loại bỏ cả bánh lái, dự án lại quay về với một chiếc xe điện với các tính năng hỗ trợ người lái – tương tự như đối thủ Tesla đang làm hiện nay.
Các chi tiết trong báo cáo của New York Times cho thấy sự thăng trầm của dự án Project Titan – tên gọi của dự án xe điện này – cũng như sự thay đổi liên tục trong định hướng của lãnh đạo Apple, không chỉ trong chiến lược phát triển mà còn cả định hướng thiết kế. Thậm chí đã có lúc Apple còn dự định thâu tóm chính Tesla – một trong các động lực khiến Apple tham gia vào thị trường xe điện.
Apple và thương vụ thâu tóm Tesla
Đây không phải lần đầu tiên có tin đồn về các cuộc thảo luận giữa Apple và Tesla về việc mua lại. Vào tháng 12 năm 2020, Elon Musk xác nhận rằng ông đã "liên lạc với Tim Cook để thảo luận về khả năng Apple mua lại Tesla" trong giai đoạn "khó khăn nhất" của quá trình phát triển Model 3. Theo Musk, Cook "đã từ chối gặp mặt".
Sáu tháng sau, Wall Street Journal đưa tin rằng Cook đã đề nghị với Musk về việc Apple mua lại Tesla trong khoảng thời gian đó. Musk được cho là quan tâm đến đề xuất này, nhưng với một điều kiện: ông giữ vị trí CEO của Apple, không chỉ riêng Tesla.
Cả Cook và Musk đều phủ nhận việc có cuộc tương tác đó. Cho đến gần đây, cả hai đều cho biết họ chưa từng nói chuyện với nhau.
Báo cáo hôm nay của The New York Times cung cấp thêm thông tin, nhưng không nhiều chi tiết. Báo cáo không đề cập đến mốc thời gian diễn ra các "cuộc thảo luận" này.
Theo hai nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán, công ty đã có một số cuộc thảo luận với Elon Musk về việc mua lại Tesla. Nhưng cuối cùng, họ quyết định sẽ làm theo phong cách thường thấy của mình – tự sản xuất xe điện, một hành động có ý nghĩa hơn so với việc thâu tóm và tích hợp doanh nghiệp khác.
Chiếc xe điều khiển bằng Siri
Báo cáo của NYT cũng tiết lộ chi tiết về kế hoạch ban đầu của Apple là chế tạo một chiếc xe không có vô lăng, thay vào đó, mọi thứ sẽ được điều khiển hoàn toàn bằng Siri. Dưới đây là một mẩu chuyện về màn demo chiếc xe cho Jony Ive và CEO Tim Cook để xem chiếc xe này có thể hoạt động như thế nào. Hóa ra trong màn demo đó, trợ lý ảo Siri hoàn toàn không hoạt động và thay vào đó là một nhân viên đứng ngoài đọc theo kịch bản có sẵn.
"Ông Ive và nhóm thiết kế của ông đã phác thảo ý tưởng cho một chiếc xe trông giống như một chiếc minivan châu Âu như Fiat Multipla 600, với sáu cửa sổ và mái vòm. Chiếc xe này không có vô lăng và sẽ được điều khiển bằng trợ lý ảo Siri của Apple."
"Vào một ngày mùa thu năm 2015, ông Ive và ông Cook đã gặp nhau tại trụ sở chính của dự án ở Sunnyvale, California, để xem buổi giới thiệu về cách chiếc xe có thể hoạt động. Hai người ngồi vào ghế của nội thất giống như một cabin. Bên ngoài, một nhân viên lồng tiếng đọc kịch bản về những gì Siri sẽ nói khi hai người đi xe xuống đường trên chiếc xe giả tưởng. Ông Ive hỏi Siri về nhà hàng họ vừa đi qua và nhân viên đứng bên ngoài đọc câu trả lời."
Báo cáo của NYT cho thấy, ngay cả khi chiếc xe điện này được hoàn thiện và ra mắt thị trường, giá của nó có thể lên đến 100.000 USD – cao hơn rất nhiều so với các đối thủ hiện nay – và thậm chí lợi nhuận nó mang lại còn không bằng những chiếc tai nghe và iPhone nhỏ bé mà công ty đang sản xuất.
Cho dù dự án xe điện của Apple thất bại, nó vẫn để lại nhiều di sản cho toàn công ty. Apple dự định áp dụng những gì họ đã học được về trí tuệ nhân tạo và tự động hóa vào các công nghệ khác đang được nghiên cứu, bao gồm AirPods được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo với camera, trợ lý ảo và thực tế tăng cường. Trong khi đó các kỹ sư, thợ máy và các nhân viên khác sẽ phải tự tìm việc trong các bộ phận khác của công ty.
Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo cấp cao của Apple luôn tin rằng doanh số iPhone sẽ suy giảm và tìm các hướng phát triển sản phẩm mới để thay thế cho thiết bị này. Đó là lý do Apple định nhảy vào thị trường ô tô toàn cầu với quy mô hơn 2.000 tỷ USD. Vào thời điểm lên kế hoạch dự án xe điện, Apple là một công ty với vốn hóa 700 tỷ USD, giờ đây khi Apple đã thành một công ty 3.000 tỷ USD, giấc mơ đó vẫn chưa thành.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"