Học được gì từ Oslo, Na Uy: Chỉ duy nhất một người tử vong do tai nạn giao thông trong năm 2019, lý do là vì tự đâm vào hàng rào
Người Na Uy đã làm gì để có được số người tử vong vì tai nạn giao thông thấp đến vậy?
- Tai nạn hi hữu: Quả ngư lôi vừa bắn ra đã quay ngoắt lại, trúng vào chính chiếc tàu ngầm vừa khai hỏa
- Rào chắn bánh xoay, hệ thống giảm thiệt hại do tai nạn giao thông nay đã xuất hiện ở Việt Nam
- Sau vụ tai nạn thảm khốc, Hải quân Mỹ bỏ hoàn toàn màn hình cảm ứng để chuyển sang dùng cần số tay cho chắc
- Báo cáo chính thức về vụ tai nạn hàng không tại Ethiopia: lỗi lại do hệ thống tự động!
- Những tương đồng giữa tai nạn Boeing 737 MAX và máy bay ba động cơ DC-10 của thập niên 70
Ở bất cứ khu vực thành thị đông đúc nào, người tham gia giao thông không thể tránh khỏi va chạm, những người may mắn thì chấn thương phần mềm, những người xấu số thì chẳng bao giờ tới được nơi họ muốn. Những con số đáng lo ngại về số người bị thương và thiệt mạng trong các tai nạn giao thông luôn khiến chúng ta xót xa rồi sợ sệt mỗi khi ra đường.
Vậy để tôi nói cho bạn biết sự thật này về Oslo, Na Uy, một con số 0 tròn trĩnh để bạn an tâm. Khi tất cả các đô thị lớn ứng dụng được cách thức điều khiển giao thông của người Na Uy, ta sẽ tự tin bước ra đường: nội trong năm 2019, không một người đi bộ nào bỏ mạng vì tai nạn giao thông, số người đi xe đạp tử nạn cũng bằng không, chỉ một tài xế bỏ mạng vì tai nạn ô tô bởi họ tự đâm xe vào hàng rào. Vậy thành phố Oslo với diện tích chỉ bằng 1/7 Hà Nội và bằng 1/4 TP. HCM có gì đặc biệt?
Hiện trường vụ tai nạn giao thông có người tử vong duy nhất tại Oslo năm 2019.
Đó chính là nỗ lực ở cấp chính phủ: Na Uy hạ quyết tâm chấm dứt tai nạn giao thông bằng biện pháp tối ưu hóa thiết kế cơ sở hạ tầng, tăng luật thắt chặt giao thông và nhiều thay đổi chính sách khác.
“Điểm quan trọng nhất có lẽ là đặt yếu tố an toàn đường bộ lên cao trong suốt nhiều năm liền, điều đó đã làm giảm tỷ lệ thương vong trên đường, từ 560 người tử vong hàng năm trong thập niên 70 xuống còn 110 người tử vong trong năm 2019”, Christoffer Solstad Steen, người đang làm việc cho Trygg Trafikk - tổ chức đảm bảo an toàn đường bộ đặt tại Oslo, phát biểu.
“Khi tất cả các bên liên quan - chính quyền cấp nhà nước và địa phương, cũng như các tổ chức nhỏ - cùng đồng lòng giảm số người bị thương nặng và tử vong do tai nạn giao thông, kết quả sẽ dần lộ diện theo thời gian”.
Biểu đồ số người tai nạn tại Oslo năm 2019.
Chính quyền Oslo giảm tốc độ tối đa mà xe cộ có thể vận hành trong nội thành, bên cạnh đó đặt ra những vùng cấm ô tô, không cho phép xe tới đưa đón trẻ em tới và rời trường. Tiền thuế được dùng vào việc cải thiện các phương tiện công cộng, mở thêm các chương trình chia sẻ xe đạp để giảm thiểu số người sử dụng xe có động cơ đi làm.
Tại khu vực trung tâm thành phố, ban quản lý giao thông Oslo thực hiện biện pháp cực kỳ cứng rắn: họ loại bỏ tới hàng trăm khu vực đỗ ô tô và thay bằng làn đi xe đạp, thực hiện cấm ô tô ở một số tuyến phố. Một trung tâm đô thị vắng bóng ô tô là một mũi tên trúng hai đích: vừa cắt giảm khí thải mà lại vừa đảm bảo an toàn giao thông.
Người Na Uy gọi đây là dự án “Tầm nhìn số 0 - Vision Zero”, khẳng định mục tiêu giảm số người bị thương nặng do tai nạn giao thông xuống bằng “0”. Tuy rằng chặng đường gian nan còn dài, nhưng thủ đô Na Uy là minh chứng rõ ràng nhất cho việc “chính sách đủ tốt thì sẽ có lợi về lâu dài”; bạn cứ nhìn vào số lượng người tham gia giao thông đã thiệt mạng trong năm qua thì biết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"