Tối giản, ngăn nắp và không "tiếc" là 3 cách để những đôi giày đem lại niềm vui trong những ngày đầu năm.
"Thánh nữ" Marie Kondo quả thật đã khiến nhiều người trên thế giới trở nên ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Với triết lý tối giản, chỉ đủ không thừa của mình, Konda đã truyền cảm hứng cho nhiều triệu người trên thế giới. Mục tiêu cuối cùng của việc gọn gàng là giúp cuộc sống của mỗi người trở nên dễ thở và vui vẻ hơn.
Trong series Netflix "Tidying Up With Marie Kondo", thánh nữ đã gặp gỡ một sneakershead có hơn 150 đôi giày, vài đôi chỉ để trưng chứ không diện bao giờ. Đó đúng là tâm lý chung của những dân chơi giày "one to rock one to stock", đôi nào hay quá phải mua 1 để đi, 1 để cất tủ ngắm cho sướng.
Tuy nhiên, nhiều giày, nhiều hộp quá khiến căn phòng giống như cái nhà kho và không dễ chịu cho lắm. Vậy phải làm thế nào để vui sống với cả tá giày dép? Học hỏi ngay 3 mẹo của thánh nữ dọn đồ Marie Kondo:
Sắp xếp chúng theo thương hiệu/dịp sử dụng
Đâu vào đấy có phải nhanh hơn không?
Để bắt đầu, hãy lôi tất cả giày dép mà bạn có tập trung lại một chỗ.
Tiếp theo, hãy phân loại chúng theo chủng loại/thương hiệu/chức năng sử dụng: Giày chạy, giày thời trang, boots... Hoặc, để rõ ràng hơn, hãy xếp chúng theo thương hiệu.
Tầm nhìn là yếu tố quan trọng trong phương pháp "vui sống" của Kondo. Với cô thì, việc có thể trông thấy toàn bộ độ đạc cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cũng như tiết kiệm thời gian hơn. Với mỗi đôi giày, hãy kiểm tra xem chúng còn vừa vặn, có hở keo há mõm cần dán lại không?
Đôi nào "tâm trí bạn không còn vương vấn nữa", không quá tệ nhưng chẳng muốn dùng thì nên làm từ thiện hoặc "giải tán" ngay khi có thể. Đừng tiếc rẻ, đẳng cấp của dân chơi là trải nghiệm và sự hiểu biết, sở hữu quá nhiều giày chưa chắc đã nói lên điều gì.
Chọn ra loạt sneakers hay đi nhất/yêu thích nhất và để chúng ở nơi đặt biệt
Với quần áo, giày dép và phụ kiện, ai cũng có một "weekly rotation" - những gì được yêu thích và sử dụng thường xuyên nhất trong 1 tuần.
Dù là Nike Air Force 1 hay Converse Chuck Taylors, chúng cần để ở nơi dễ nhìn, dễ lấy và không gây ảnh hưởng đến những món đồ khác. Ngoài ra, việc thay đổi liên tục giúp bạn có những set đồ đổi mới liên tục, lại giảm khả năng hư hại lên một đôi giày nhất định.
Hãy đối diện sự thật: Giày hype/heat đến mấy vẫn cứ hỏng và xuống cấp dù bạn không đi một lần nào
Những đôi Air Max, New Balance trong 2 bức ảnh phía trên bị đi đến nỗi nát bét cả đế ra? Không phải vậy đâu.
Dân chơi giày tâm huyết nào cũng ít nhất 1 lần khóc thét vì phát hiện ra giày của mình bị "crumb" (rã đế). Sự thật, giày dép có một tuổi thọ nhất định, dù cất kỹ trong hộp chúng vẫn cứ hỏng như thường. Đặc biệt là những model làm từ chất liệu cũ như PU, sau khoảng 3 - 5 năm sẽ tự động vỡ vụn như bánh mì khô do tác động của môi trường. Những model được làm từ chất liệu hiện đại và bền bỉ hơn thì quá trình này diễn ra lâu hơn chứ không phải sẽ bất tử.
Liệu những đôi sneakers "deadstock" có khiến ta vui vẻ khi chẳng thể diện chúng vì sợ cũ, hỏng? Dù hiếm hoi và đắt giá đến mấy, giày được làm ra để đi. Để loại bớt những thứ như vậy ra khỏi cuộc sống, đòi hỏi bạn phải cứng rắn và thật kiên nhẫn. Ngay từ đầu, hãy sắm sửa giày dép/quần áo cho thật sát với nhu cầu của bản thân, cố gắng đuổi theo xu hướng sẽ khiến bạn cháy túi và có khi, ôm một cục tức vì cứ giữ mãi không diện.
Theo Hypebae
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín