Hỏi khó: Tại sao ngựa vằn lại có vằn? Nghe giáo sư giải thích xong mới thấy hóa ra đơn giản đến ngây người
Vằn trên mình ngựa cũng giống đề-can dán trên xe đua: chúng không có tác dụng làm vật thể chạy nhanh hơn đâu.
- Tái chế tóc và phân ngựa làm gạch xây nhà, giải pháp tuyệt vời ứng phó biến đổi khí hậu
- Tìm thấy xác ngựa non tuổi đời 40.000 năm vẫn còn gần như nguyên vẹn tại Siberia
- Chuyện lạ: Chú chó có biệt tài cưỡi ngựa không cần dây cương, điều khiển ngựa giỏi như con người
- Các nhà khoa học cho bọ ngựa đeo kính xem phim 3D để làm gì vậy?
- Elon Musk chia sẻ video về ngựa hoang vẫn sống ngay bên cạnh nhà máy khổng lồ Gigafactory
Tại sao ngựa vằn lại … có vằn? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản đã làm đau đầu cả những nhà sinh vật học lỗi lạc của 150 năm trước, như Charles Darwin và Alfred Russel Wallace. Người ta luận ra nhiều ý tưởng, trong số đó có 4 lời giải thích nổi bật hơn cả.
Vằn là để:
- Trốn tránh thú săn mồi. Vằn sẽ khiến sư tử lóa mắt trước một đàn ngựa.
- Quyết định các yếu tố xã hội.
- Làm giảm thân nhiệt.
- Tránh ruồi.
Một câu hỏi với 4 đáp án lớn, rất phù hợp cho chương trình Ai Là Triệu Phú.
Chỉ giả thuyết cuối cùng có tiềm năng đúng cao nhất, và những nghiên cứu mới được thực hiện lại càng củng cố nó.
Lợi ích của vằn
Vằn có giúp con ngựa lẩn tránh được kẻ săn mồi không? Giả thuyết này hay nhưng có quá nhiều lỗ hổng. Những thử nghiệm thực địa cho thấy khi ngựa vằn đứng trong tán cây đám cỏ, mắt thường của con người vẫn dễ dàng nhận thấy chúng, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Trong quá trình bứt tốc để trốn chạy kẻ thù, chúng cũng không có hành động lợi dụng tối đa vằn để làm lóa mắt kẻ thù. Có thể so sánh vằn của ngựa vô dụng giống như … đề-can dán xe đua vậy.
Chưa hết. Thị lực của sư tử và linh cẩu đốm rất tồi, nhìn ngựa vằn từ phía xa, chúng chỉ thấy những bóng mờ đen trắng di chuyển thôi. Cả hai loài săn mồi đều phải lại gần để thấy rõ được vằn con ngựa, mà chúng cũng dựa vào mùi ngựa để săn là chính. Từ đó có thể thấy vằn vô nghĩa trong việc đánh lừa thị giác kẻ đi săn.
Ngựa vằn lại còn là … món khoái khẩu của sư tử, nhiều nghiên cứu nối tiếp chỉ ra lượng ngựa vằn chết dưới bộ nanh sư tử nhiều hơn con số các nhà khoa học ước tính. Có thể thấy lớp áo vằn không giúp được con ngựa thoát cảnh "hóa kiếp" là mấy.
Vậy còn chức năng xã hội của vằn thì sao? Liệu vằn có khiến ngựa đực tìm bạn tình dễ hơn? Vằn của ngựa mỗi con một khác, liệu chăng vằn là để các cá thể ngựa phân biệt nhau? Giả thuyết này cũng có lỗ hổng.
Nghiên cứu trên ngựa được nuôi nhốt cho thấy chúng có thể nhận ra nhau bằng thị giác và thính giác. Mà loài ngựa vằn cũng không có nhiều mối quan hệ xã hội hơn ngựa thường là mấy. Kể cả những cá thể ngựa vằn có lớp áo ngoài xấu xí, ít vằn hay thậm chí không vằn cũng vẫn có cơ hội giao phối.
Hay đó là cơ chế làm mát tự nhiên, cho phép con ngựa lang thang dưới cái nắng Châu Phi mà không hề hấn gì? Mảng đen hấp thụ bức xạ từ Mặt Trời, mảng trắng thì phản lại, tạo ra một vòng tuần hoàn nhiệt và bức xạ ngay trên da con ngựa. Nghe có vẻ bùi tai, nhưng thử nghiệm cho thấy điều hoàn toàn khác:
Các nhà khoa học "mặc" lên mấy thùng phuy nước áo đen và trắng. Sau một hồi phơi nắng, nhiệt độ của nước trong thùng "có quần áo" chắc khác gì thùng thường. Lớp vằn không có tác dụng giải nhiệt.
Và giờ còn mỗi chức năng đuổi ruồi. Nghe thì có vẻ … hơi chán, nhưng nhiều khi sự thực vẫn luôn nhàm chán: giả thuyết này có rất nhiều bằng chứng khoa học hậu thuẫn.
Ta mới khẳng định được kết quả của những thử nghiệm từ thập niên 80: ruồi xê xê và ruồi ngựa tránh đậu lên những bề mặt vằn.
Đáng chú ý hơn là những dữ liệu về bảy loài thuộc họ ngựa, được thu thập từ khắp nơi trên thế giới. Ba nhóm chính là loài ngựa có vằn toàn thân, vằn một phần thân và không có vằn. Độ dày của vằn có liên quan phần lớn tới độ khó chịu mà ruồi mang lại, những loài ngựa sống tại các vùng lắm ruồi thường sẽ có vằn trên thân.
Một trong những lý do nữa khiến ngựa vằn Châu Phi cần vằn vện đầy người, là ruồi Châu Phi mang rất nhiều bệnh tật, những thứ vi khuẩn/virus khiến ngựa tử vong. Vậy nên, nếu mang trên người lớp áo choàng phòng thân tự nhiên, con ngựa sẽ giảm tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm qua ruồi.
Cần thử nghiệm để có cơ sở khẳng định
Tại một trang trại ngựa ở Somerset, Vương quốc Anh, mùa hè đi kèm với mùa ruồi ngựa. Cả khu vực bỗng biến thành địa điểm tổ chức nghiên cứu tuyệt vời. Theo dõi kĩ đường bay của ruồi quanh các con ngựa vằn và ngựa thường, sự thật dần hiện rõ.
Thị lực ruồi cực kém, đây là điều tối quan trọng, cần ghi nhớ khi các nhà khoa học bắt tay vào thực nghiệm. Cả ngựa thường và ngựa vằn đều thu hút số ruồi tương đương, nhiều khả năng do mùi của ngựa đã kéo lũ ruồi bay tới.
Quanh ngựa thường, ruồi lơ lửng, hạ cánh xuống theo đường xoắn ốc, đậu liên tục lên người những con ngựa.
Quanh ngựa vằn, ruồi hoặc bay thẳng qua hoặc chỉ đáp một lần, xong lại bay mất.
Nghiên cứu về đường bay của ruồi quanh con ngựa.
Phân tích từng khung hình của hành vi con ruồi, các nhà khoa học thấy rõ con ruồi giảm dần tốc độ hạ cánh rồi mới đáp xuống thân con ngựa đơn sắc một cách có tính toán. Nhưng khi "sân bay" có vằn, những con ruồi đã không giảm tốc trước khi tiến hành đáp, chúng va thẳng vào thân con ngựa vằn rồi bật ra luôn.
Khi lần lượt khoác lên một con ngựa ngựa tấm vải trắng, đen hoặc có vằn, ruồi cũng không thấy đậu lên lớp vải vằn. Tuy nhiên, lượng ruồi đáp trên phần đầu đơn sắc không được che chắn của con ngựa không thay đổi, cho thấy lớp ngoài có vằn chỉ có tác dụng ở tầm gần, chứ ruồi bay từ xa tới vẫn đậu lên đầu con ngựa bình thường.
Có thể khẳng định, khoác lên mình con ngựa một lớp vải vằn sẽ giúp giảm số ruồi quấy rầy những con vật tội nghiệp.
Ta xác định được tác dụng của vằn, thế nhưng cách vằn hoạt động ra sao, khoa học vẫn chưa có câu trả lời. Giả thuyết thứ nhất: vằn chính là công cụ làm mờ mắt con ruồi, ngăn ruồi hạ cánh hiệu quả. Giả thuyết thứ hai: ngựa vằn hiện ra trong mắt ruồi dưới dạng những đường sọc đen lơ lửng, không phải một hình hài con ngựa hoàn chỉnh; khi va vào mới biết đây là cả một khối thịt có vằn. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu.
Dựa vào bài thông tin khoa học từ nghiên cứu của giáo sư Tim Caro chuyên ngành sinh học và thiên nhiên hoang dã, được đăng tải trên The Conversation.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4