Đổi nhầm đơn vị đã biến một chiếc máy bay hóa tàu lượn như thế nào

    Quân Nguyễn, Tổng hợp 

    Một tai nạn máy bay thảm khốc suýt chút nữa đã xảy ra vì đổi nhầm đơn vị.

    Một chuyến bay từ Montreal tới Edmonton (Canada) kéo dài khoảng 1800 dặm hay 2900km. Như bạn đã biết, hai khoảng cách trên là tương đương, chỉ khác nhau về đơn vị. Nhưng khi có sự nhầm lẫn về mặt đơn vị, rắc rối có thể xảy ra. Muốn biết, hãy thử hỏi hãng hàng không Air Canada, máy bay số hiệu Flight 143.

     Tàu lượn Gimli glider.

    Tàu lượn Gimli glider.

    Bức hình trên được chụp vào ngày 23 tháng 7 năm 1983, và bạn có thể thấy lối thoát khẩn cấp được sử dụng, trong khi bánh hạ cánh phía trước thì không. Vào hôm đó, chuyến bay cất cánh từ Montreal bay tới Edmonton, nhưng cuối cùng đã phải dừng lại như bức hình trên tại một đường băng tại Gimli, Manitoba – nơi mà , khá là trùng hợp, có khoảng cách là 1800 Kilomet với nơi cất cánh.

    Công cuộc “mét hóa” hệ đo

    Hầu hết các nơi trên thế giới đều sử dụng hệ đo mét (metric system) – mét, lít và gam. Trong khi có một vài nước (Mỹ, Liberia, Myanmar) sử dụng chủ yếu một hệ đo lường riêng – feet, gallons và lbs. Canada đã từng là một trong những nước trên cho tới năm 1970 khi chính phủ của họ quyết định thay đổi. Việc chuyển đổi về hệ mét (Metrication) mất khá nhiều thời gian, khoảng 15 năm, hoặc hơn. Một trong những ngành công nghiệp thay đổi muộn nhất trong công cuộc “mét hóa” là ngành hàng không, điều này cũng có thể thông cảm khi tuổi đời và chi phí thiết bị của ngành này khá cao. Vào ngày 23 tháng 7, năm 1983, Máy bay số 143 của hãng hàng không Air Canada là một trong những chuyến bay sử dụng hệ mét sớm nhất.

    Không may thay, Air Canada cũng có một sự chuyển đổi nữa trong cùng thời điểm đó: đoàn bay quy mô nhỏ hơn. Về lý thuyết, sẽ có 3 thành viên chính của đoàn bay – Cơ trưởng, cơ phó, và một kỹ sư. Máy bay số hiệu 143, không hề có một kỹ sư nào trong suốt hành trình, công việc nạp xăng trước cất cánh đã được giao cho phi công. Quá trình này yêu cầu họ phải chuyển đổi thể tích (lít) sang trọng lượng (kilogam hay lbs, tùy vào hệ đo đang sử dụng) để tính toán số lượng xăng cần thiết cho chuyến bay. Và họ đã làm mọi việc đâu vào đấy, trừ một việc – dùng đúng đơn vị. Thay vì tính toán chuyến bay cần bao nhiêu lít xăng để quy đổi sang 22300kg xăng cần thiết, họ đã thực hiện phép tính để chuyển đổi sang 22300 lbs xăng.

    Theo những số liệu báo cáo lại, trọng lượng riêng của xăng tại thời điểm tính toán là 0,803kg/lít. Phi hành đoàn đúng ra đã phải làm những phép tính sau:

    • 7682 L × 0,803  kg/L = 6169 kg : lượng xăng còn trong máy bay

    • 20088 L × 0,803  kg/L = 16131 kg : lượng xăng cần bơm thêm

    • 27770 L × 0,803  kg/L = 22300 kg : lượng xăng cần thiết cho chuyến bay

     

    Tuy nhiên, thay vì chuyển sang kilogam, họ đã nhầm sang lbs, với trọng lượng riêng của xăng khi chuyển sang lbs là 1.77lbs/lít. Đây chính là hệ số chuyển đổi chuẩn mà những ghi chép cho việc bơm xăng vẫn được sử dụng trước đây. Và sự nhầm lẫn của họ đến từ những tính toán sau:

    • 7682 L × 1,77 lb/L = 13597 lb : lượng xăng còn trong máy bay

    • 4,916 L × 1,77 lb/L = 8703 lb : lượng xăng cần bơm thêm

    • 12,598 L × 1,77 lb/L = 22300 lb : lượng xăng cần thiết cho chuyến bay

    Thay vì 22300 kg (27770 L) xăng, giờ họ chỉ dùng 22300 lbs (12598 L) cho chuyến bay – cần đến 10100kg nữa, khoảng một nửa số xăng cần thiết để bay được đến đích.

    Cú tiếp đất kỳ diệu

    Xăng chỉ đầy một nửa, đương nhiên, bạn sẽ chỉ bay được một nửa quãng đường. Nghĩa là khi gặp báo động, phi hành đoàn của chúng ta đang ở độ cao 12500 mét so với mặt đất và bắt đầu lao xuống… thực sự thì không ổn cho lắm...

     Cả cơ trưởng và cơ phó đều biết lái tàu lượn.

    Cả cơ trưởng và cơ phó đều biết lái tàu lượn.

    May mắn thay, cơ trưởng và cơ phó đã thực hiện công việc lèo lái chiếc máy bay giỏi hơn việc tính toán. Theo những gì kể lại, cơ trưởng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc lái tàu lượn, và cơ phó cũng đã từng được huấn luyện lái tàu lượn tại Gimli trong khoảng thời gian ông đang phục vụ Không quân Canada - bởi vậy, họ biết những gì phải làm trong tình huống này.

    Cùng với nhau, bộ đôi phi công đã hạ cánh một chiếc 767 sau khi lượn một quãng đường 100km, chạm đất trước khi trời tối một giờ đồng hồ. Chiếc máy bay – từ đó được biết đến với cái tên Tàu lượn Gimli – đã hứng chịu một vài tổn thất ở phần mũi và nổ vài cặp lốp, tuy nhiên, hành khách hầu như không gặp vấn đề gì. Mười người bị chấn thương nhẹ, và kì diệu thay không hề có ai tử vong.

    Thông tin bên lề

    Nếu như bạn muốn sở hữu “Tàu lượn Gimli”, hoàn toàn có thể - nếu bạn sẵn lòng bỏ ra khoảng 2,75 triệu đô Canada vào một vài năm trước đây. Chiếc máy bay được ngừng sử dụng vào năm 2008 và đã được đem đấu giá vào tháng 2 năm 2013, và được dự kiến là sẽ được bán với giá đó. Rõ ràng là có những người có đủ tiền để mua nó, nhưng họ có chỗ chứa không lại là câu chuyện khác. Giá cao nhất được đấu là 425000 đô Canada, rõ ràng là chưa chạm tới giá khởi điểm của chiếc máy bay. Không bán được, chiếc máy bay đã bị tháo dỡ vào năm 2014.

    Tổng hợp.

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày