Khi bức ảnh đẹp trở nên xấu: Instagram và kiểu chụp hình 'tư duy tập thể'
Một bức hình có lẽ chỉ đẹp khi nó mang tính cá nhân, không 'đụng hàng'!
Nhiếp ảnh là một bộ môn sáng tạo, nhưng tính 'sáng tạo' này sẽ mất đi khi tất cả mọi người dùng chụp một kiểu hình ảnh, khiến chúng trở nên nhàm chán. Đây là điều đã xảy ra với nhiếp ảnh gia James Popsys, và anh đã đăng tải một video bàn luận về vấn đề này.
Khi một bức hình đẹp trở nên xấu - James Popsys
Theo như anh khám phá, thì mỗi lần đi chụp anh đều nghĩ đến việc hình ảnh đó sẽ nhận được bao nhiêu lần 'like', chính vì vậy anh thường bị 'thôi thúc' bởi việc chụp các bức hình đã có lượng tương tác cao được đăng bởi người khác. Hiện tượng này có thể thấy rõ ràng nhất ở Instagram, khi trang khám phá (Explore) tràn ngập những bức hình với 'mô típ' giống hệt nhau.
Ảnh một người đàn ông, đứng trên xe ô tô và phía sau là những dãy núi hùng vĩ
Ảnh...chụp chân ở những cảnh đẹp như hồ nước, núi tuyết
Ảnh quay lưng, đội mũ và đứng trước hồ nước
Ảnh drone, chụp rừng cây với một đường đi ở chính giữa
Anh Popsys cũng đã từng chụp những bức hình như trên, và để nói về ảnh drone chụp rừng cây, anh nói: "Mỗi lần đưa drone bay lên trời, tôi lại nghĩ về kiểu ảnh đó. Có lẽ tôi biết rằng nếu chụp kiểu này thì chắc chắn sẽ nhận được nhiều 'like' hơn so với các kiểu khác". Anh gọi đây là kiểu chụp hình 'tư duy tập thể', biến những bức hình đẹp trở nên 'xấu' vì bị lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
Anh Popsys kết thúc video với hi vọng rằng tình trạng này sẽ được khắc phục trong tương lai, bắt đầu với việc Instagram thử nghiệm giấu lượt like trên các bức hình. Việc này sẽ có hiệu ứng giúp mọi người tách biệt được chất lượng thực sự của một bức hình với số 'like' mà nó nhận được trên mạng xã hội, từ đó tạo ra được những bức hình mới mẻ và sáng tạo, không chạy theo phong trào đã có sẵn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời