Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp”

    Nhật Minh - Thiết kế: Hải An, Nhịp sống thị trường 

    Sau 1 năm hỗ trợ vốn, Home Credit quay lại thị xã Nghĩa Lộ để “ngắm nhìn” những thành quả từ các mô hình kinh doanh của các chị em phụ nữ, họ đều đang trên con đường đạt được ước mơ và hoài bão.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 1.

    Với 10 triệu đồng, bạn có thể mua được gì? Người có thu nhập khá giả sẽ có được 2 bát phở dát vàng, một chiếc điện thoại tầm trung hay iPhone 12 đã qua sử dụng với người thu nhập thấp, và 10 triệu cũng là mức vay không lãi suất để tạo ra kế sinh nhai của các phụ nữ nghèo.

    Ở đây, chúng tôi không nói đến vấn đề đẳng cấp, mà chỉ đang nhắc đến mức giá của một gói vay không lãi suất mà Home Credit đã trao đến rất nhiều chị em phụ nữ khó khăn trong một dự án có tên Home for Life suốt 9 năm qua.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 2.

    Khoảng 69% người dân tại Việt Nam không thể tiếp cận vốn vay ngân hàng hoặc dịch vụ tài chính chính thống. Trong đó, với những đối tượng yếu thế như phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sinh sống tại nông thôn hay miền núi, dân tộc thiểu số,... đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính.

    Cùng với đó, một số quy định và thủ tục ngân hàng về tài sản thế chấp, giấy tờ xác minh thu nhập cũng có thể tạo ra nhiều cản trở cho phụ nữ trong hành trình làm chủ tài chính bản thân. Sự thiếu thông tin và kiến thức cơ bản về quản lý tài chính, lập kế hoạch khởi sự kinh doanh cũng là những rào cản rất lớn đối với phụ nữ.

    Hiểu được điều này, dựa trên quan điểm nhất quán và xuyên suốt từ ngày đầu thành lập doanh nghiệp là phát triển bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng, Home Credit đã xây dựng một hành trình giúp khách hàng, đặc biệt là phụ nữ làm chủ cuộc sống và sống vui như mong đợi. Xuất phát bởi những hoạt động nhỏ lẻ từ năm 2008, tới năm 2014, Home Credit phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN) từ trung ương đến địa phương chuẩn hoá sứ mệnh này thông qua chương trình “Home for Life”, ở đó, doanh nghiệp tập trung giúp đỡ phụ nữ khó khăn thông qua gói vay 0% lãi suất, đào tạo kiến thức tài chính và kỹ năng sinh kế. Đây cũng là hoạt động chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 3.

    Ở Home Credit tồn tại một slogan có tên đơn giản là “feeling good - sống vui". Hiểu rộng ra là, tất cả những giá trị và tinh thần công ty theo đuổi, và ngay cả dự án trên đều xoay quanh hai chữ này. Tất cả mọi người từ nhân viên, đến khách hàng và cộng đồng cũng sống vui.

    Chia sẻ với truyền thông về lý do dự án hướng tới các chị em phụ nữ nông thôn và miền núi, chị Nguyễn Phước Bảo Dung, Giám đốc Marketing Home Credit cho biết, có lẽ đây là hướng đi thận trọng với một công ty tài chính. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đi theo số đông là tốt, mà cần phải mang đến sự phát triển lâu dài và đóng góp nhiều nhất có thể cho xã hội.

    Bên cạnh đó, “đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng tập trung vào việc từ thiện, trao tiền, trao vật phẩm. Chuyện đó rất tốt, nhưng những hình thức này không thể đảm bảo người nhận sẽ sử dụng khoản hỗ trợ đó cho mục đích thật sự là giúp cải thiện cuộc sống của họ. Dưới góc độ của những người làm tài chính, tôi thấy quan trọng là làm sao mà sự đóng góp, hỗ trợ của mình nó mang tính lâu dài, bền vững. Đó là điểm khác biệt mà Home Credit lựa chọn”, chị Dung chia sẻ.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 4.

    Vì vậy, dự án Home for Life hoạt động theo hình thức cho vay 0% lãi suất có thể đảm bảo người nhận phải phấn đấu làm việc, tạo ra sản phẩm để trả lại khoản vay khi đến hạn. Ngoài ra, với các phụ nữ yếu thế trong cộng đồng, không đủ kiến thức tài chính khiến họ gặp khó khăn khi không biết sử dụng nguồn tiền được tài trợ sao cho hiệu quả. Vì vậy, dự án tiếp tục mang đến các hoạt động giáo dục và tư vấn tài chính dành cho phụ nữ, giúp họ tự tin hơn và đưa ra phương án sử dụng tiền, kế hoạch tự kinh doanh được một cách tốt nhất.

    Đáng chú ý, phía Home Credit không làm trực tiếp với từng hộ gia đình mà thông qua hợp tác chặt chẽ với hội phụ nữ các địa phương, việc này đảm bảo việc rà soát hoàn cảnh để khoản tiền và kiến thức được trao đến đúng đối tượng cần hỗ trợ. Hội phụ nữ cũng là đơn vị làm việc sâu sát, gắn kết thường xuyên với chị em phụ nữ nên họ sẽ cởi mở hơn khi chia sẻ những khó khăn vướng mắc để cùng tháo gỡ. Và cốt yếu để sau khi chương trình kết thúc, họ có thể tự lực phát triển trong cuộc sống, đó là sự đồng hành dài hơi mà Home Credit đã và đang theo đuổi.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 5.

    Từ năm 2014 đến nay, Home Credit Việt Nam dành ngân sách định kỳ mỗi năm cho các hộ gia đình khó khăn vay vốn không lãi suất. Suốt 9 năm, chương trình đã đến với nhiều tỉnh thành bao gồm TP HCM, Hà Nam, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Nội, Yên Bái, Cà Mau, Đồng Tháp,... và không ngừng mở rộng.

    Các hộ gia đình được vay vốn với mức lãi suất 0% đều là hội viên phụ nữ nghèo, gia cảnh khó khăn, công việc không ổn định (có xác nhận của Hội Phụ Nữ cơ sở, địa phương cư trú) với mức vay mỗi hộ là 10 triệu đồng. Hội LHPN và Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ các tỉnh thành trực tiếp tiếp nhận và thay mặt Home Credit quản lý nguồn vốn, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ gia đình để đảm bảo vốn vay được sử dụng vào những mục đích phù hợp, tạo ra năng suất sản xuất, thu nhập và tích lũy cho chị em phụ nữ để vừa có thể cải thiện cuộc sống, vừa đảm bảo khả năng trả lại khoản vay sau khi kỳ hạn vay kết thúc.

    Bên cạnh đó, công ty cũng phối hợp với địa phương để tổ chức các buổi đào tạo kiến thức tài chính và kỹ năng sinh kế cho phụ nữ. Nhờ đó, khoản vốn vay đã được trả lại cuối mỗi kỳ hạn vay và quay vòng trong nhiều năm qua, mang lại hiệu quả liên tục và đảm bảo tính bền vững của chương trình.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 6.

    Ngoài ra, Home for Life cũng là giải pháp giảm bất bình đẳng tài chính cho giới nữ bằng cách đưa ra các chính sách đáp ứng nhu cầu riêng biệt của phụ nữ, tạo ra sự công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. Dù ở thành thị hay nông thôn, không phân biệt thu nhập, dự án chú trọng hướng đến việc nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và giảm sự bất bình đẳng nói chung.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 7.

    Hành trình 9 năm mang các giải pháp tài chính đến với các chị em phụ nữ vùng sâu vùng xa chưa bao giờ là dễ dàng. Muôn vàn những khó khăn mà thử thách đầu tiên là hoá giải những rào cản tâm lý cho họ. “Chị em phụ nữ rất cẩn trọng, họ có tâm lý e ngại khi tiếp cận với gói vay. Có chị thốt lên rằng “Vay rồi, tôi làm không được thì trả sao đây?”. Ngoài ra, tìm được một đối tác có thể đồng hành dài hơi cùng dự án là rất khó khăn”, đại diện dự án chia sẻ.

    Nhưng thật may mắn khi cả hai đều được hóa giải, nhờ có sự hỗ trợ của Hội LHPN, Home Credit có cách tiếp cận phù hợp như xây dựng nội dung, kiến thức tài chính để cung cấp cho địa phương, hỗ trợ làm tài liệu tập huấn và trực tiếp tham gia cùng HLHPN các cấp để đồng hành cùng với họ, đào tạo về các kỹ năng quản lý tài chính cho chị em,… “Khi tháo được các nút thắt và chị em cởi mở hơi, thì câu chuyện không phải là ngân sách, mà là kiến thức”, chị Dung cho biết.

    Đa số chị em trong chương trình chưa bao giờ tiếp cận với nguồn vốn chính thống, vì vậy cho nên gói 0% lãi suất của Home Credit là lần đầu tiên họ được tiếp cận với nguồn vốn từ một tổ chức tài chính được cấp phép. Vì vậy, điều này giúp nâng cao tỷ lệ tiếp cận tài chính toàn diện, phù hợp định hướng Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

    “Cái quan trọng, với dự án này, chúng tôi không khai thác theo hướng coi chị em phụ nữ là khách hàng. Ở đây chỉ truyền tải thông điệp là đem lại sự bình đẳng trong tiếp cận tài chính cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ yếu thế. Họ chưa có lịch sử tín dụng, thu nhập thấp, không có tài sản đảm bảo, nhưng có thể tiếp cận nguồn vốn một cách chính thống nhằm vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Giám đốc Marketing Home Credit chia sẻ.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 8.

    Năm 2023, Home Credit phối hợp với Hội LHPN tỉnh Yên Bái hỗ trợ phụ nữ tại thị xã Nghĩa Lộ bằng những gói vay không lãi suất và tập huấn kỹ năng tài chính. Nhờ đó, khoảng 55 phụ nữ tại tỉnh này được tiếp nhận gói vay, qua đó, họ có thể kiếm thêm thu nhập từ các hoạt động sinh kế để có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Sau 1 năm hỗ trợ vốn, Home Credit quay lại thị xã Nghĩa Lộ để “ngắm nhìn” những thành quả từ các mô hình kinh doanh của các chị em phụ nữ, và vui mừng khi thấy rằng họ đều đang trên con đường đạt được ước mơ và hoài bão. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các giá trị bền vững phần nào có kết quả tốt đẹp.

    Chị Hoàng Thị Liên - một người thụ hưởng gói vay, cả đời gắn bó với trồng lúa, hoa màu với nhiều bấp bênh, nên chị lúc nào cũng đau đáu về chuyện làm thế nào để kinh tế gia đình đi lên. “Mình là người nông thôn mà, nên kém hiểu biết và va chạm xã hội ít. Thông qua lớp tập huấn, tôi hiểu rất nhiều về kỹ năng tài chính trong cuộc sống. Có nhà tài trợ cho gói vay 0% lãi suất này, tôi muốn nhắn gửi cho các chị em cố gắng phấn đấu để thoát nghèo”, chị Liên chia sẻ.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 9.

    Hay câu chuyện về bà cụ đã 81 tuổi nhưng trở thành trụ cột chính của gia đình khi các con đi làm ăn xa, một mình chăm sóc người chồng bại liệt và 2 đứa cháu nhỏ đã trở thành một câu chuyện truyền cảm hứng với đội ngũ dự án. Sự tích cực của một người phụ nữ lẽ ra đã đến tuổi dưỡng già ấy nhưng luôn có mặt đầy đủ và học tập, ghi chép đầy đủ ở mỗi buổi tập huấn để xem cách dùng vốn, nhận vốn và sử dụng nguồn vốn ra sao, quản lý chi tiêu như thế nào đã truyền cảm hứng lớn lao đến đội ngũ Home Credit.

    “Dù ở bất kỳ độ tuổi hay hoàn cảnh nào, với sự quyết tâm và đồng hành của xã hội, thì phụ nữ đều có thể vươn lên và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn”, chị Dung khẳng định.

    Ngoài ra, mọi người đều nắm được các kiến thức về quản lý tài chính cá nhân sau khi tham gia các khoá tập huấn, xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng. Hiện nay, hơn 50% tổng số hộ hưởng gói lãi suất đã hoàn vốn và có lãi từ mô hình kinh doanh; hơn 40% số còn lại vẫn đang trong quá trình sử dụng vốn và Home Credit đang hỗ trợ sử dụng nguồn vốn của họ một cách hiệu quả hơn.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 10.

    Câu chuyện tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm. Không ít ý kiến trên mạng xã hội cho rằng 10 triệu có phải là quá ít. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Home Credit chia sẻ: “Khi chúng tôi làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ, thậm chí có chị đề xuất cho vay 5 triệu để mở một gánh chè. Vì vậy, câu chuyện 5 triệu, 10 triệu hay 20 triệu sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, việc đưa ra các gói 10 triệu nói chung, phía Home Credit cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ đã khảo sát rất kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu thực tế và độ phù hợp. 10 triệu đồng sẽ sử dụng cho các mục đích như chăn nuôi (chiếm 70%), trồng trọt (15%), mua sắm nông cụ (5%),... Vì vậy, đây là con số vừa đủ để các chị em nông thôn hay miền núi đủ để trang trải cho nhu cầu chi tiêu của gia đình và mở rộng kinh doanh”.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 11.

    Chị Dung cũng cho biết, thật sự có những trường hợp họ chỉ muốn có nguồn vốn hỗ trợ để trang trải học phí cho con cái, đơn giản vậy thôi, chứ chưa phải câu chuyện kế sinh nhai sau này. Tuy nhiên, sau khi “kinh” qua các lớp về quản lý tài chính, và nhận được lời khuyên từ công ty và Hội LHPN, họ sẽ biết được nên đi theo hướng nào và tạo kế sinh nhai phù hợp.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 12.

    Đánh giá về tương lai của Home for Life, chị Dung cũng nhận thấy khả năng nhân rộng của dự án là rất lớn và có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng phụ nữ Việt Nam. Bởi ngoài gói vay 0% cho phụ nữ nghèo, dự án còn tạo động lực cho phụ nữ nói chung vươn lên làm chủ kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống thông qua nhiều gói vay có lãi suất ưu đãi và những quyền lợi đi kèm dựa trên nhu cầu, thu nhập, mục đích sử dụng vốn vay của nhiều nhóm khách hàng.

    Khi vay mà vẫn vui: Những phụ nữ nghèo được “hỗ trợ” gánh chè, nương ngô, rẫy khoai, 81 tuổi vẫn “khởi nghiệp” - Ảnh 13.

    Giám đốc Marketing Home Credit Nguyễn Phước Bảo Dung

    Việc các gói vay được thiết kế chuyên biệt cũng giúp phụ nữ được sự lựa chọn và đảm bảo nhận sự hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu vay vốn của mình. Qua đó cung cấp các chương trình đào tạo và tư vấn về tài chính, quản lý tiền bạc, kỹ năng quản lý gia đình và nghề nghiệp cho phụ nữ một cách thông minh và bền vững.

    Bên cạnh đó, dự án đang thiết lập hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp khác để tăng cường tầm ảnh hưởng và phạm vi của dự án. Đơn cử như việc đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước xây dựng chương trình “Đồng tiền thông thái", với hi vọng có thể giúp đỡ thêm nhiều phụ nữ vùng sâu vùng xa.

    “Thật biết ơn và may mắn vì được góp mặt trong Home for Life. 9 năm trôi qua, hàng trăm phụ nữ nghèo đã được trao vốn khởi nghiệp. Home Credit sẽ tiếp tục làm tròn sứ mệnh đặt ra và phụng sự hơn nữa cho cộng đồng thông qua hành động “giúp mọi người làm chủ cuộc sống - sống vui như mong đợi”, vị Giám đốc Marketing Home Credit, đại diện dự án khẳng định.

     “Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize” do báo Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
    Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.
    Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.
    Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
    Website chính thức: https://humanactprize.org
    Fanpage: https://www.facebook.com/Human...

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ