Không phải Hong Meng hay Ark OS, Huawei dự định dùng hệ điều hành Aurora của Nga để thay thế Android
Đây có thể là một lựa chọn khả thi cho Huawei khi hệ điều hành này đã có một cộng đồng phát triển riêng dù còn rất nhỏ bé so với Android và iOS.
Sau khi Google dừng cung cấp hệ điều hành Android cho Huawei, hãng công nghệ Trung Quốc đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho smartphone của họ. Dường như một lựa chọn hợp lý lúc này lại nằm ở nước Nga.
Theo báo cáo của trang tin tại Nga, The Bell, trích nguồn từ một quan chức thân cận với sự việc, công ty Trung Quốc đang đàm phán việc thay thế Android bằng hệ điều hành Aurora, hiện đang được công ty tại Moscow, Open Mobile Platform phát triển.
Chủ tịch Huawei, ông Guo Ping cho biết đã đàm phán một thỏa thuận khả thi với Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Phát triển kỹ thuật số, ông Konstantin Noskov, ngay trước Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St Petersburg.
Nguồn tin này cho biết: "Trung Quốc đã thử nghiệm các thiết bị được cài đặt sẵn Aurora."
Hơn nữa, đây cũng là đề tài trong cuộc họp chính thức giữa tổng thống Nga Vladimir Putin với Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình diễn ra vào ngày trước sự kiện trên. Hai vị lãnh đạo đã thảo luận về khả năng cài đặt hệ điều hành Aurora lên các smartphone của Huawei cũng như đặt một số cơ sở sản xuất của Huawei tại Nga.
Aurora là hệ điều hành di động được phát triển dựa trên nền hệ điều hành Sailfish OS, được công ty công nghệ Phần Lan, Jolla thiết kế. Năm 2014, doanh nhân người Nga Grigory Berezkin đã trở thành nhà đồng sở hữu Jolla. Từ năm 2016, công ty Open Mobile Platform, công ty có liên quan đến doanh nhân này, đã phát triển phiên bản tiếng Nga cho hệ điều hành này. Năm ngoái, 75% cổ phần của Open Mobile Platform được công ty viễn thông Nhà nước của Nga, Rostelecom.
Tham khảo RT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"