'Làm ngược' - tuyệt chiêu biến Amazon thành công ty trăm tỷ USD, nếu làm theo bạn cũng sẽ đạt được thành công vang dội

    Mai Phương, Theo Nhịp Sống Kinh Tế 

    Amazon bắt đầu bằng cách cố gắng lắng nghe ý kiến từ khách hàng, thay vì bắt đầu với một ý tưởng cho một sản phẩm và cố gắng bắt khách hàng mong muốn mua sản phẩm đó.

    Làm ngược - tuyệt chiêu biến Amazon thành công ty trăm tỷ USD, nếu làm theo bạn cũng sẽ đạt được thành công vang dội - Ảnh 1.

    25 năm qua, Amazon đã tự thay đổi chính mình. Bắt đầu như một trang web bán sách trực tuyến, giờ đây Amazon đã trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Hơn thế nữa, thương hiệu này hiện là công ty dẫn đầu thị trường về dịch vụ điện toán đám mây (AWS), là nhà sản xuất phim và truyền hình (Amazon Studios) và hiện đã tham gia vào thị trường chăm sóc sức khỏe.

    Tất nhiên, không phải tất cả các ý tưởng của Amazon đều thành công. Nhưng điều đó mang đến cho họ những bài học kinh nghiệm vô giá và đôi khi dẫn đến những ý tưởng thậm chí còn "phi thường" hơn.

    Vậy làm thế nào để Jeff Bezos và cộng sự của ông có thể làm được điều đó? Làm thế nào để họ quyết định ý tưởng nào nên tập trung nguồn lực và ý tưởng nên bỏ qua?

    Giám đốc của Amazon Day Ian McAllister đã chia sẻ về cách tiếp cận của Amazon để phát triển sản phẩm trên Quora vài năm trước.

    Cách tiếp cận này được gọi là "làm ngược".

    Hãy khám phá cách thức hoạt động của quy trình này để xem nó có thể giúp bạn và công việc của bạn như thế nào.

    Làm ngược (Working backwards)

    Theo McAllister, làm ngược bắt đầu bằng cách cố gắng lắng nghe ý kiến từ khách hàng, thay vì bắt đầu với một ý tưởng cho một sản phẩm và cố gắng bắt khách hàng mong muốn mua sản phẩm đó.

    Đối với sáng kiến mới, quy trình này bắt đầu với một nhiệm vụ quan trọng: Người quản lý sản phẩm phải viết một thông cáo báo chí nội bộ thông báo về sản phẩm.

    McAllister cho rằng "Các thông cáo báo chí nội bộ xoay quanh các vấn đề như: Vấn đề của khách hàng, các giải pháp hiện tại (nội bộ hoặc bên ngoài) có nhược điểm như thế nào và cách mà các sản phẩm mới sẽ "đánh bại" các giải pháp hiện tại. Nếu các lợi ích được liệt kê không hấp dẫn hay gây thích thú đối với khách hàng, thì có lẽ họ chúng không nên được tạo ra".

    Trong trường hợp đó, người quản lý phải tiếp tục sửa đổi thông cáo báo chí cho đến khi họ nảy ra một ý tưởng nào đó tốt hơn. Có rất nhiều công việc cần làm để cho ra đời một ý tưởng mà ý tưởng đó có thể chẳng bao giờ thành hiện thực? Đúng. Nhưng theo McAllister giải thích, việc sửa đổi liên tục một thông cáo báo chí vẫn rẻ hơn rất nhiều so với việc sửa đổi sản phẩm.

    Làm ngược - tuyệt chiêu biến Amazon thành công ty trăm tỷ USD, nếu làm theo bạn cũng sẽ đạt được thành công vang dội - Ảnh 2.

    McAllister chia sẻ một phác thảo mẫu của một thông cáo báo chí nội bộ:

    Tiêu đề: Đặt tên sản phẩm theo cách mà người đọc (khách hàng mục tiêu của bạn) sẽ hiểu.

    Tiêu đề phụ: Mô tả thị trường sản phẩm và nhnữg lợi ích mà khách hàng nhận được. Tiêu đề phụ chỉ là một câu nằm bên dưới tiêu đề.

    Tóm tắt: Đưa ra một bản tóm tắt về sản phẩm và lợi ích. Giả sử người đọc sẽ không đọc bất cứ thứ gì khác ngoài bản tóm tắt này, cho nên hãy khiến đoạn tóm tắt này thật xuất sắc.

    Vấn đề: Mô tả vấn đề mà sản phẩm của bạn giải quyết được.

    Giải pháp: Mô tả cách sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề đó.

    Trích dẫn: Một trích dẫn từ người phát ngôn trong công ty.

    Cách bắt đầu: Mô tả cách thức thật dễ dàng để bắt đầu.

    Trích dẫn của khách hàng: Đưa ra một trích dẫn từ một khách hàng giả định mô tả đánh giá sau khi trải nghiệm của họ.

    Kết thúc và lời kêu gọi hành động: Tóm lại vấn đề và đưa ra gợi ý .

    Ngoài mẫu trên, McAllister khuyên rằng bạn nên làm cho thông cáo báo chí trở nên đơn giản. Nó chỉ nên dài một trang rưỡi hoặc ít hơn với các đoạn văn đừng quá ba đến bốn câu.

    Làm thế nào làm việc ngược có thể giúp bạn?

    Cách tiếp cận này không chỉ là thông minh về cách thức mà còn cả về cảm xúc.

    Đôi khi, chúng ta bị gắn bó về mặt cảm xúc với những ý tưởng mà cuối cùng không hay ho như chúng ta nghĩ. Nhưng chúng ta càng đầu tư nhiều thời gian và công sức vào những ý tưởng này thì càng khó để từ bỏ chúng. Điều này có thể dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian, năng lượng và các nguồn lực khác để xây dựng một sản phẩm hoàn toàn không xứng đáng.

    Bằng cách làm ngược, bạn có cơ hội cải thiện và phát triển ý tưởng của mình. Nhưng bạn bắt buộc phải đưa nó vào thử nghiệm. Sau khi viết, viết lại, chỉnh sửa và lặp lại, bạn sẽ rõ ràng việc liệu ý tưởng này có thực sự đáng để theo đuổi. Điều này thường giúp bạn từ bỏ những ý tưởng tồi tệ để bạn có thể tập trung vào những ý tưởng tuyệt vời.

    Và khi bạn quyết định tiến về phía trước, thông cáo báo chí sẽ giúp bạn tập trung, nhìn mọi thứ qua con mắt của khách hàng và giao tiếp theo cách khách hàng có thể dễ dàng hiểu được.

    Vì vậy, lần tới khi bạn nghĩ rằng bạn đã có một ý tưởng tuyệt vời, hãy đảm bảo làm ngược để khiến công việc có nhiều thành quả tuyệt vời hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ