Lý do gì khiến các nước châu Á như Việt Nam sử dụng điều hòa luôn tốn nhiều điện hơn các khu vực khác?
Khu vực châu Á có thời tiết nóng ẩm chính là nguyên nhân khiến người dân ở đây luôn phải chi trả hóa đơn tiền điện cao hơn bình thường.
- Đừng sốc khi thấy tiền điện đầu hè gấp đôi, gấp ba nếu cứ dùng điều hòa như thế này
- Quốc gia Đông Nam Á "giàu có vượt bậc" nhờ điều hòa nhiệt độ: Lâm vào cảnh khó xử vì vấn đề nan giải
- Chế độ Dry trên điều hòa liệu có "thần thánh" như lời đồn, giúp tiết kiệm điện gấp 10 lần ngày nắng nóng?
- Singapore và cơn bĩ cực không thể sống thiếu điều hòa: Càng dùng càng nóng
- Điều hòa di động rẻ mà dùng tốt, đáng mua nhưng nếu nhà không đáp ứng được yêu cầu này thì nên xem xét
Sự oi bức xảy ra khi độ ẩm quá cao, khiến mồ hôi không thể bốc hơi và đọng lại trên da gây khó chịu. Đây chính là điều mà người dân tại các khu vực có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam luôn phải đối mặt trong mùa hè.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng cuộc sống của người dân, mà còn tác động tới hoạt động của điều hòa. Thiết bị này tiêu tốn nhiều năng lượng và chiếm 4% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, gấp đôi toàn bộ ngành hàng không.
Một nhóm chuyên gia cảnh báo rằng thế hệ điều hòa hiện tại sẽ không thể đáp ứng nhu cầu trong điều kiện thời tiết nóng ẩm trong tương lai.
Máy điều hòa có hai khả năng là làm mát không khí và giảm độ ẩm. Tuy nhiên, phần lớn được thiết kế cho chức năng thứ nhất và không phải sản phẩm nào cũng được trang bị hoặc thử nghiệm vận hành một cách tối ưu ở khu vực có độ ẩm cao.
Trong điều kiện độ ẩm cao, người dùng thường cảm thấy nóng hơn dù nhiệt độ không tăng. Họ thường hạ nhiệt độ điều hòa để đối phó với sự oi bức. Chính điều này dẫn đến tình trạng tiêu thụ nhiều năng lượng.
Trong khi đó, các thử nghiệm kiểm tra cơ bản lại thường đặt nhiệt độ 35 độ C, tốc độ máy nén cố định nên không phản ánh đúng điều kiện nóng ẩm tại các nước Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ hay Việt Nam.
Nihar Shah, Giám đốc Chương trình Hiệu quả Làm mát Toàn cầu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) ở Mỹ, nhận định: "Điều hòa có xu hướng làm lạnh quá mức để loại bỏ độ ẩm trong không khí, dẫn tới tiêu thụ nhiều điện hơn mức cần thiết"
Một nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy hơn nửa phát thải từ điều hòa bắt nguồn từ hoạt động loại bỏ độ ẩm. "Việc kiểm soát độ ẩm bằng điều hòa có nhiều tác động đến biến đổi khí hậu hơn là điều chỉnh nhiệt độ", các nhà nghiên cứu cho hay.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, các khu vực nóng ẩm dự kiến phải đầu tư mạnh cho thiết bị điều hòa không khí. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trung bình khoảng 10 chiếc điều hòa sẽ được bán mỗi giây từ nay đến năm 2050.
Trong đó, người dân Trung Quốc và Ấn Độ có thể mua hàng tỷ máy trong vài thập kỷ tới, khi họ phải vật lộn đối phó với thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Hiện đã có nhiều hệ thống điều hòa hiệu suất cao, cho phép làm mát trong nhà với lượng điện thấp hơn đáng kể, thậm chí có khả năng loại bỏ hơi ẩm tốt nhờ sử dụng chất làm khô. Tuy nhiên, để đưa những sản phẩm này phổ biến hơn trên thị trường, các quốc gia và tổ chức quốc tế sẽ phải cập nhật các tiêu chuẩn thiết bị để đảm bảo không tiêu thụ nhiều năng lượng.
Nhiều nhóm nghiên cứu dã kêu gọi phát triển phương án thử nghiệm điều hòa mới nhằm hướng đến khu vực nóng ẩm trên thế giới.
Họ cho rằng điều hòa cần được kiểm tra ở các mức nhiệt độ và độ ẩm, kết hợp tốc độ máy nén khác nhau, từ đó giúp người dùng quyết định đâu là lựa chọn hợp lý nhất với họ. "Nhu cầu làm mát sẽ bùng nổ. Nếu vẫn áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn hiện nay, khí phát thải sẽ tăng lên rất nhiều", Ankit Kalanki, chuyên gia Viện nghiên cứu năng lượng sạch RMI tại Mỹ, cho hay.
Tham khảo: Washington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"