Meta đang thử nghiệm việc tích hợp trở lại ứng dụng nhắn tin Messenger vào Facebook sau 9 năm bị tách ra, theo CNN.
- Facebook tràn lan hội nhóm hướng dẫn và chia sẻ cách... bùng app vay tiền
- Dấu hiệu kết thúc của Facebook: Mark Zuckerberg liên tục copy đối thủ, khiến 3 tỷ người dùng cảm thấy ngày càng nhàm chán
- Zalo vượt qua Facebook, Messenger về lượng người dùng ở Việt Nam
- Facebook Messenger không còn thu hồi được tin nhắn, dân mạng Việt Nam 'lo sốt vó'
- Meta bắt đầu thử nghiệm tính năng mã hóa đầu cuối cho Messenger
Ngày 7/3, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, người đứng đầu ban điều hành ứng dụng Facebook, ông Tom Alison cho biết, mạng xã hội này đang thử nghiệm khả năng tích hợp trở lại ứng dụng nhắn tin Messenger trên ứng dụng Facebook.
Lý do Meta (công ty mẹ của Facebook) đưa ra quyết định này là để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ nội dung hơn trên mạng xã hội này, mà không cần phải chuyển qua một ứng dụng nhắn tin riêng.
Ứng dụng nhắn tin Messenger sẽ được tích hợp trở lại
“Điều giúp Facebook và Instagram trở nên khác biệt so với các nền tảng mạng xã hội khác chính là cách người dùng bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn bè mình thông qua chia sẻ nội dung”, ông Alison nói.
Thử nghiệm trên diễn ra trong bối cảnh Facebook tìm cách củng cố vị thế trước sự cạnh tranh gay gắt từ TikTok.
Năm ngoái, Facebook sửa đổi chiến lược phát triển trong bối cảnh lo ngại về nền tảng người dùng ngày một lớn tuổi, không thu hút được giới trẻ. Tỷ phú Mark Zuckerberg, người sáng lập nên Facebook muốn mạng xã hội này trở thành “công cụ khám phá” chứ không còn đơn thuần là ứng dụng kết nối bạn bè và gia đình.
9 năm trước, Facebook từng khiến người dùng quay lưng khi tách tính năng nhắn tin trên mạng xã hội này thành ứng dụng riêng biệt. Giờ đây Meta lại đảo ngược quyết định này khi Facebook bị các nền tảng mạng xã hội khác đe dọa.
Facebook cũng đã thiết kế lại nguồn cấp dữ liệu trang chủ để hiển thị các bài đăng thú vị hơn từ nhiều nền tảng số khác thuộc Meta. Mục tiêu là để giữ chân người dùng tương tác lâu hơn và giúp nền tảng cạnh tranh tốt hơn với TikTok cũng như luồng nội dung được đề xuất ổn định của nền tảng này.
"Sự thay đổi đó bắt đầu được đền đáp", ông Alison nói với CNN. Đồng thời ông cho biết mạng xã hội này đã đạt mốc 2 tỷ người dùng hoạt động vào quý IV năm 2022.
Không ít tin đồn về sự thoái trào của Facebook trong những năm qua, từ việc mạng xã hội này thừa nhận không còn đủ hấp dẫn với giới trẻ cho đến sự cạnh tranh cho TikTok lẫn “người anh em” Instagram. Tuy nhiên sau gần 20 năm, mạng xã hội này vẫn không ngừng phát triển.
Nguồn: CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI