Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nhiều yêu cầu về giấy tờ cá nhân trong hồ sơ mở ví điện tử, sử dụng ví và hạn mức giao dịch...
- WHO và UNICEF cảnh báo dịch sởi đang thành “khủng hoảng toàn cầu”, số ca mắc bệnh tăng 300%
- Cách Mark Zuckerberg nhổ đi "cái gai trong mắt”: Mua đứt không được sẽ dồn toàn lực sao chép y chang, vùi dập khiến đối thủ không thể ngóc đầu dậy nổi
- Phân tích chuỗi cung ứng cho thấy lượng iPhone xuất xưởng trong quý 2-2019 sẽ thấp hơn kỳ vọng
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán với nhiều quy định mới theo hướng siết điều kiện mở tài khoản, sử dụng và hạn mức giao dịch ví điện tử nhằm kiểm soát phòng ngừa rủi ro.
Theo đó, đối với cá nhân mở ví điện tử cần cung cấp các thông tin, giấy tờ như căn cước công dân, CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài).
Với ví điện tử của tổ chức cần một trong các giấy tờ chứng minh như quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở ví điện tử...
Người dùng ví điện tử phải kê khai các thông tin như CMND, hộ chiếu... Ảnh: NLĐ
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (MoMo, ZaloPay, AirPay...) phải kiểm tra, đối chiếu, bảo đảm hồ sơ mở ví của khách hàng đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định; đồng thời có biện pháp xác định khách hàng là người sử dụng số điện thoại đăng ký mở ví. Phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng tại Việt Nam trước khi kích hoạt ví điện tử để sử dụng.
Việc nạp tiền vào ví của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chủ ví điện tử tại ngân hàng hoặc thông qua việc nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở.
Tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; hạn mức giao dịch của tổ chức qua ví tối đa 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví, trả lãi trên số dư ví hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ví.
Các quy định này đã siết khá chặt điều kiện mở ví điện tử so với trước. Hiện nay, nhiều ví điện tử, khách hàng chỉ cần tải ứng dụng, đăng ký số điện thoại là có thể sử dụng nạp tiền, chuyển tiền và một số giao dịch khác...
Theo ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước, việc dự thảo thông tư quy định cụ thể về việc sử dụng ví, hạn mức giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro về lợi dụng ví để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp và phù hợp với mục đích sử dụng dịch vụ ví là phục vụ thanh toán giao dịch nhỏ, lẻ.
Dự thảo thông tư quy định cụ thể tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép phát hành hơn 1 ví điện tử cho khách hàng nhằm tránh lãnh phí, ngăn ngừa tình trạng đăng ký mở ví tràn lan; lợi dụng mở nhiều ví để thực hiện các hành vi rửa tiền, bất hợp pháp.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện cả nước có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử như MoMo, Airpay, ZaloPay, Vimo, VTCPay, Ví Việt, SenPay, Ví TrueMoney... và khoảng 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử. Tính đến cuối năm ngoái, cả nước có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản ngân hàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?