Sau tất cả, Reactions vẫn thua xa nút Like.
Chính thức giới thiệu với người dùng từ cuối tháng 2/2016, tính năng Reactions trên Facebook được ra đời nhằm cho phép người dùng có nhiều lựa chọn phản hồi với các bài chia sẻ trên mạng xã hội này thay vì vỏn vẹn chỉ một nút like nhàm chán như trước kia. Tính đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng 5 biểu tượng cảm xúc Reactions được Facebook giới thiệu: Love, Wow, Haha, Sad và Angry.
Những tưởng cư dân mạng sẽ hào hứng sử dụng tính năng này nhiều hơn nhưng một nghiên cứu mới đây của Quintly lại cho thấy sự thật không phải vậy. Được biết, Quintly đã tiến hành phân tích 130.000 bài đăng trên mạng xã hội Facebook nhằm đánh giá xem người dùng sử dụng tính năng này nhiều đến đâu sau hơn 2 tháng giới thiệu.
Theo đó, tổng tỉ lệ Like, Comment và Share đạt mức 97%. Chỉ theo con số này cũng thấy rõ tính năng Reactions không được người dùng lựa chọn thường xuyên. Trong đồ thị dưới đây, tỉ lệ Like được dùng đến 76,4%, Share đạt 14% và Comment là 7,2%, còn Reactions bị "thất sủng" khi chỉ vỏn vẹn 2,4%.
Trong số 5 kiểu Reactions, biểu tượng "Love" được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu này cũng cho thấy các nội dung liên quan đến video lại được người dùng hưởng ứng khá nhiệt tình, tỉ lệ sử dụng Reactions nhiều hơn hẳn so với nội dung hình ảnh (hơn 40%). Hơn nữa, tỉ lệ Comment và Share trên nội dung video cũng cao hơn nội dung hình ảnh. Tuy nhiên, ngược lại thì nội dung hình ảnh vẫn "hút like" hơn so với nội dung video.
Reactions thực tế vẫn là tính năng khá hay mà Facebook đem đến cho cư dân mạng, nhưng có lẽ vẫn cần một thời gian nữa để họ có thói quen sử dụng nó. Một trong những nguyên nhân khiến tính năng này bị "thất sủng" rất có thể là do người dùng vẫn còn bối rối khi sử dụng hoặc do nó còn khá rườm rà: yêu cầu phải giữ nút Like để hiện biểu tượng cảm xúc, trong khi đó ấn nút Like chỉ tốn chưa tới 1 giây.
Theo Trí thức trẻ/Kênh 14
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming