Mời xem 750 thước phim thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên YouTube do chính phủ Mỹ công bố

    Dink,  

    Đây là một phần nỗ lực phục chế của những nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, cứu lấy hàng ngàn đoạn phim quý giá.

    Trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh, ước tính nước Mỹ kích hoạt khoảng hơn 1.000 vũ khí hạt nhân. Họ thử bom ở dưới lòng đất, ngoài đại dương và dù mối lo về hiện tượng fallout – bụi phóng xạ xuất hiện sau thời điểm vũ khí nguyên tử phát nổ, khi đất đã và các vật chất khác bị hút vào trong vụ nổ và trở nên nhiễm xạ - nước Mỹ vẫn tiếp tục cho nổ 210 thiết bị phóng xạ khác trên tầng khí quyển.

    Hàng ngàn thước phim về những vụ nổ ấy, được ghi lại trong giai đoạn từ 1945 cho tới 1962, đã được phân tích và cất kĩ trong một căn hầm bảo mật. Có lẽ đã nhiều thập kỷ nay, không còn ai được xem những đoạn phim ấy.

    Nhưng vào ngày 14 tháng 3 vừa rồi, sau 55 năm trời nằm bám bụi trên giá, chính phủ Mỹ đã đưa ra 750 thước phim ấy ra công chúng và thậm chí, đăng tải nhiều bản scan kĩ thuật số của những đoạn phim trên lên YouTube.

    Mội nhóm các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore đã cố gắng phục chế những đoạn phim quý giá trên trong vòng 5 năm qua. Phim đều được làm từ công nghệ cũ – bằng nitrate cellulose và theo thời gian, chúng đã dần bị phân hủy, để lại một mùi dấm đặc trưng trong phòng lưu trữ.

    Đây chính là nó. Chúng tôi đã có thể chạm tay tới dự án xưa cũ này trước khi quá muộn”, Greg Spriggs, nhà vật lý học chuyên về vũ khí hạt nhân nói về nỗ lực phục chế phim của họ. “Chúng tôi biết rằng những thước phim kia đã gần giai đoạn phân hủy lắm rồi, đã tới rất gần lúc chúng không còn có thể cứu vãn được nữa”.

    Dự án này không chỉ là nỗ lực tìm hiểu về những ngày đầu của kỉ nguyên nguyên tử, theo lời ông Spriggs nói thì đây còn là tìm lại những dữ liệu đã mất về những vụ thử nổ hạt nhân trên cao, thứ được trưng bày ở khắp nơi, được nói tới vào nhiều dịp nhưng chúng lại đều được hiểu một cách khá mơ hồ.

    Chúng tôi không có chút dữ liệu thử nghiệm nào của vũ khí hiện đại trong tầng khí quyển Trái Đất”, ông nói. “Dữ liệu duy nhất còn lại là những thử nghiệm hạt nhân cũ, và việc lấy lại những dữ liệu ấy khá là phức tạp”.

    Một trong những video được phục chế.

    Những dữ liệu ấy giúp những nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hiệu ứng của một vụ nổ hạt nhân. “Chúng tôi nhận thấy rằng đa số những thông tin được công bố là sai”, ông Spriggs nói. “Chúng tôi quyết định rằng cần phải quét lại và phân tích lại toàn bộ những thước phim ấy”.

    Trong khoảng thời gian thử nghiệm của Chiến Tranh Lạnh, khoảng 10.000 đoạn phim về những vụ nổ được làm ra, với tốc độ cả ngàn khung hình một giây – một tốc độ đủ thấp để các nhà nghiên cứu có thể phân tích được hiệu ứng của vụ nổ. Tuy nhiên, dù số lượng nhiều nhưng việc tìm chúng không hề dễ dàng. Đội ngũ của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore đã mất gần 5 năm để tìm được 6.500 đoạn phim, quét kĩ thuật số được 4.200 thước phim trong số đó. Spriggs nói thêm rằng cho tới giờ, đội ngũ của ông đã tái phân tích được 400 cho tới 500 đoạn phim.

    Người giúp họ làm điều đó là Jim Moye, một chuyên gia về những thước phim hiếm và “lão làng” trong ngành công nghiệp phim ảnh này. “Những đoạn phim quý giá kia sẽ biến mất hoàn toàn vào một lúc nào đó, và chúng tôi không có một lượng thời gian dồi dào để tiến hành phục chế”, Moye nói.

     Chuyên gia phim Jim Moye.

    Chuyên gia phim Jim Moye.

    Tầm quan trọng của dự án này là rất cao, tất cả để “giúp xác minh rằng các công cụ ngăn chặn vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn an toàn, được bảo mật kĩ càng và vẫn còn hiệu quả”. Ông Spriggs nói rằng đội ngũ của ông đã học được thêm những thứ mới từ những đoạn phim cũ – những bài học quý giá mà họ có thể truyền lại cho thế hệ tương lai.

    Lượng năng lượng mà những vũ khí hạt nhân kia tỏa ra quả là khó tin”, ông Spriggs nói. “Chúng tôi mong rằng ta sẽ không bao giờ phải dùng tới vũ khí hạt nhân nữa. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta ghi lại được những thông tin lịch sử này, cho cả thế giới thấy sức mạnh của những thứ vũ khí kia cũng như sức tàn phá của chúng, có lẽ lúc đó người ta sẽ nghĩ lại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân”.

    Tham khảo BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ