Một ngày tại làng nghề truyền thống Kyoto, nơi các nghệ nhân làm giấy, dệt lụa theo phương pháp thủ công qua hàng thế kỷ
Giữa Kyoto, đô thị sầm uất nhất nhì Xứ sở hoa Anh đào, vẫn tồn tại một không gian cổ kính đích thực đậm chất Nhật Bản.
Zoria Petkoska là một người yêu du lịch, thích đi đó đây để học hỏi những điều mới mẻ.
Cô đã khám phá nhiều làng chài ở Irie và Ine cũng như các điểm du lịch ở Amanohashidate, nơi người dân địa phương vẫn tin rằng, đâu đó là lối đi dẫn lên thiên đường.
Giữa phố thị Kyoto sầm uất, vẫn có một số ít những gia đình kiên trì bám trụ với nghề thủ công qua hàng thế kỷ. Dưới đây là cái nhìn thoáng qua về làng nghề làm giấy washi, sản xuất lụa và dệt kimono. Quả thật, nó khác xa với thứ ánh sáng lạnh lẽo của thế giới hiện đại, nếu có cơ hội đến Nhật, hãy ghé qua nơi này.
Vùng ngoại ô Kyoto có cuộc sống chậm rãi và bình yên, đi qua ga Fukuchiyama chỉ mất 1 giờ đi tàu
Kurotani Washi-no-Sato (黒 谷 和 紙 の) - làng nghề làm giấy của Nhật Bản với 800 năm lịch sử
Tại đây, giấy washi được làm từ thân cây dâu đã phơi khô
Horie Sayo, 86 tuổi, người đã làm giấy washi theo phương pháp thủ công suốt cả cuộc đời. Bà đang đem những bó thân dâu khô ngâm xuống nước để làm mềm chúng, đây là bước đầu tiên của quá trình làm giấy washi truyền thống
Một trong những cuốn sổ mà bà Horie Sayo làm theo phương pháp thủ công
Cách đó không xa là Làng nghề thủ công Kurotani Washi, nơi du khách có thể đăng kí tham gia khóa học làm giấy dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân
Làm giấy washi là quá trình đòi hỏi nhiều công phu, sản phẩm của du khách sẽ được gửi đến tận nơi sau khi hoàn thành
Nhà máy dệt Tayuh, nơi biến kén nhộng thành những bộ kimono đắt giá
Những hàng lỗ này tương tự như dòng code dành cho máy dệt, nơi những thiết kế phức tạp trên vải được tạo ra
Ngày nay, công nghệ dệt đã có những bước tiến lớn giúp giảm thời gian gia công. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẻ đẹp của những cỗ máy trăm tuổi này
Nghệ nhân chuẩn bị để dệt Tango chirimen, loại lụa chuyên để may kimono
Theo các nghệ nhân, để tạo ra bộ kimono hoàn chỉnh, cần 2000 - 4000 kén lụa
Tuy nhiên, chỉ một số ít loại kimono được làm từ lụa Nhật. Số còn lại được làm từ lụa nhập khẩu Trung Quốc hoặc Brazil
Lụa của Tayuh đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý trên thị trường quốc tế
Phía sau xưởng dệt là khu vườn Hosenju, được tạo ra bởi Shigemori Mirei, thợ làm vườn huyền thoại của Nhật Bản
Công ty lụa Tayuh được thành lập từ năm 1830, trụ sở đặt ở Kyoto
Mọi người đều làm việc một cách khẩn trương nhưng tuyệt nhiên, không có tiếng nói chuyện hay cười đùa
Một nữ nghệ nhân soi tấm lụa dưới ánh sáng đèn điện để phát hiện những lỗi nhỏ nhất
Chỉ những dải lụa được đóng dấu kiểm định của Tayuh mới được phép xuất ra nước ngoài
Giá trị của bộ kimono thuộc sở hữu của gia đình Tamiya Raiden dưới đây được giữ bí mật, nhưng một nghệ nhân tiết lộ rằng: "Nó đắt hơn cả xe Lamborgini..."
Tamiya Kyoji, người thừa kế sản nghiệp của Tamiya Raiden tự hào chia sẻ rằng, Hoàng tộc Nhật Bản cực kỳ ưa chuộng kimono của họ
Điều đáng tiếc chính là, không ai biết tới những nghệ nhân ở đây. Họ sống đời ẩn dật và thường chỉ được biết tới sau khi đã qua đời
Theo B.P
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín