Nga: khối thiên thạch mới rơi xuống mang theo khoáng chất lạ, con người chưa bao giờ thấy
Món quà từ trên trời rơi xuống.
- Kế hoạch đầy tham vọng của khoa học gia Trung Quốc: "Bắt cóc" thiên thạch về Trái đất để nghiên cứu
- Thước phim hiếm có: Một mảnh thiên thạch chạm đất, sáng lóa cả một vùng trời
- Nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất được tạo ra bởi một vụ va chạm thiên thạch từ thời cổ đại
- Không phải AI, thiên thạch hay vũ khí hạt nhân, Bill Gates cảnh báo một đại dịch toàn cầu mới còn nguy hiểm hơn
Khi các thợ đào vàng tại Nga mang về viên đá có màu vàng này hồi năm 2016, họ đã nghĩ nó chứa một thứ kim loại quý gì đó, như vàng chẳng hàng. Họ vừa đúng vừa sai: hòn đá này chứa một thứ vừa quý hiếm và giá trị hơn nhiều.
Viên đá này tới từ ngoài hành tinh, chứa một khoáng chất mới chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Nó vẫn chưa chính thức được nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học đã đặt tên nó là uakitite, theo tên của vùng Uakit tại Siberia, nơi viên thiên thạch quý hiếm kia rơi xuống.
Các nhà địa chất học từ Đại học Liên bang Ural, từ Đại học Bang Novosibirsk và Viện Địa chất Học viện Khoa học Nga công bố nghiên cứu của mình tại Buổi gặp Thường niên của Hội đồng Thiên thạch học, diễn ra tại Moscow.
Lượng khoáng chất mới nằm trong viên thiên thạch là cực nhỏ. Phần lớn cấu tạo của thiên thạch là sắt, cụ thể là: 98% kamacite – một hợp kim của sắt và kền với 90% là sắt. Hợp kim này chỉ tồn tại trong thiên thạch.
2% còn lại là nhiều khoáng chất khác nhau, đa số được hình thành trong vũ trụ. Để có được chúng, nhiệt độ của viên thiên thạch phải đạt tới 1.273 Kelvin, tương đương 1.000 độ C.
Trong 2% này, một phần rất nhỏ là uakitite. Phần chứa nó chỉ rộng có 4 micromet. Để dễ so sánh: đường kính trung bình của tóc người là 99 micromet, một tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ có đường kính giữa 6 và 8 micromet. Quá ít để các nhà khoa học phân tích trực tiếp được uakitite.
Khẳng định từ trong báo cáo khoa học như sau: "Đáng buồn là chúng tôi không thể có được dữ liệu thể chất cũng như vẻ ngoài của uakitite bởi lẽ lượng khoáng chất cần trong viên thiên thạch là quá ít".
Nhưng không có nghĩa là khám phá không có kết quả gì! Các nhà nghiên cứu thấy được rằng cấu trúc của uaketite tương đồng với hai khoáng chất có nguồn gốc từ vũ trụ khác là carlsbergite và osbornite, cả hai đều chứa nitro.
Một mô hình tạo được nhờ kĩ thuật "electron backscatter diffraction", tạm dịch là "nhiễu xạ rải rác sau electron"
Các nhà khoa học Nga sử dụng một công nghệ có tên "nhiễu xạ rải rác sau electron" để lấy được dữ liệu cấu trúc của ba tinh thể uaketite. Sau đó ghép nó vào cấu trúc của vật liệu nhân tạo có tên vanađi nitrit. Bằng cách ghép này, họ tìm ra được thuộc tính vật lý của uaketite. Nếu như nó giống vanađi nitrit, nó sẽ có màu nâu nhẹ với ánh hồng khi ánh sáng chiếu vào, độ cứng khoảng mức 9-10 trên thang Mohs, thấp hơn kim cương một chút (kim cương mức 10, vẫn ở ngôi vị khoáng chất cứng nhất mà ta biết tới).
Để hiểu hơn được về uaketite, hoặc là ta có được công nghệ hiện đại hơn mà hoặc ta tìm thấy thêm khoáng chất này trong tự nhiên. Thôi thì của ít lòng nhiều, có phải ngày nào cũng phát hiện ra được một khoáng chất mới đâu? Nhất là khi nó lại còn là "của rơi từ trên trời xuống".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời