Thước phim hiếm có: Một mảnh thiên thạch chạm đất, sáng lóa cả một vùng trời

    Dink,  

    Nhưng có chắc đây là thiên thạch không nhỉ? NASA chỉ phát hiện ra thứ này vài giờ trước khi nó chạm đất.

    Tối thứ Bảy vừa rồi, vùng ngoại ô phía tây Johannesburg vừa chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy: một phần viên thiên thạch đã tan rã trong bầu khí quyển đáp xuống mặt đất, nổ sáng lóa cả một vùng trời. Video được lấy từ hệ thống giám sát của khu vực này đã cho ta một cảnh tượng không khác gì trong phim.

    Hình ảnh hiếm có: Một mảnh thiên thạch chạm đất, sáng lóa cả một vùng trời.

    Viên thiên thạch này chỉ được NASA phát hiện ra vài giờ sau khi nó đâm vào Trái Đất. May mắn là nó rất nhỏ, chỉ có đường kính 1,8 mét thôi, nên phần lớn viên thiên thạch đã tan rã trong bầu khí quyển rồi.

    Thước phim hiếm có: Một mảnh thiên thạch chạm đất, sáng lóa cả một vùng trời - Ảnh 2.

    Một chút thông tin vũ trụ để cho bạn cảm thấy nhỏ bé (và lo lắng): chỉ nội trong Hệ Mặt Trời của ta, có hàng ngàn viên thiên thạch có bề ngang tới gần 1 km, và nếu nó hướng tới Trái Đất thật, thì chỉ có vài ngày để chuẩn bị từ lúc phát hiện cho tới lúc nó tới gõ cửa nhà ta thôi. Lúc ấy, kết quả sẽ không đáng ngạc nhiên như video trên đâu, mà sẽ khó lường lắm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ