Nghe ninja xịn lý giải về độ chân thực của Naruto: Kĩ thuật kết ấn, kiểu chạy trong phim khá ngầu đấy, nhưng ngoài đời có hiệu quả thật không?
Tập trung khai thác vào hình ảnh ninja của Nhật Bản, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi Naruto chân thực đến mức độ nào không?
- Chàng thanh niên cố tình ăn cắp rồi đợi cảnh sát đến bắt để không phải kết hôn với bạn gái
- Tiếp tục thắng giải lớn, Joaquin Phoenix xúc động tri ân "Joker" Heath Ledger: Thành công hôm nay của tôi đến từ những gì Heath đã làm được trước đó
- Trong khi Netflix tốn hàng tháng trời để tạo ra bộ tóc giả cho The Witcher, Henry Cavill lại muốn tự nuôi dài rồi nhuộm bạc cho nó tiện
- Internet thích thú với mẫu khuyên tai làm từ EarPods bị rối dây, có giá gần 1 triệu đồng
Naruto là một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng, lâu đời nhất của Nhật Bản, xoay quanh anh chàng ninja cùng tên với ước mơ cháy bỏng: trở thành một Hokage vĩ đại - người đứng đầu ngôi làng của mình.
Ngay từ lần đầu tiên xuất bản vào ngày 18/8/1997, Naruto đã nhanh chóng gây được tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước nhờ cốt truyện hấp dẫn, gay cấn nhưng không kém phần hài hước. Các sản phẩm ăn theo như ngoại truyện, anime, action figure, trang phục… cũng lần lượt ra đời, đưa Naruto đến gần hơn với fan hâm mộ toàn cầu và đẩy franchise này lên đến đỉnh cao danh vọng.
Naruto được xem là một trong những bộ truyện tranh thành công nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Đối với khán giả nước ngoài, một trong những điểm hấp dẫn nhất của Naruto chính là hình ảnh ninja - một biểu tượng văn hóa đặc trưng và cũng rất bí ẩn của Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu so với đời thực, các nhân vật ninja trong Naruto có quá khác biệt hay không? Liệu những tuyệt kĩ như kết ấn tay, triệu hồi linh thú hay dáng chạy giơ 2 tay ra phía sau (Naruto’s Run) có thực sự tồn tại trên thế giới này hay không?
Mới đây, kênh YouTube 2,13 triệu lượt đăng ký Asian Boss đã tiến hành phỏng vấn 1 trong những ninja cuối cùng tại Nhật Bản, ông Kawakami Jinichi về vấn đề này. Là một người đã luyện tập ninjutsu trong nhiều năm, nhưng lại chưa xem 1 tập Naruto nào, những chia sẻ của ông Kawakami sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được mức độ chân thực của franchise này trong việc khắc họa hình ảnh ninja ngoài đời thực.
Một trong những ninja cuối cùng tại Nhật Bản lý giải về độ chân thực của Naruto, tập trung vào kĩ thuật kết ấn tay, ném phi tiêu và phong cách chạy của ninja.
Nếu bạn đang mải mê ăn chơi ngày Tết và chưa có thời gian xem hết thì dưới đây là một số điểm đáng chú ý trong đoạn video trên.
Về kĩ thuật kết ấn tay: Trong Naruto, kết ấn tay là một thao tác cực kì quan trọng nhằm thi triển các chiêu thức khác nhau để tấn công kẻ thù (như trong video, Sasuke đã dùng thuật Hỏa độn chẳng hạn). Thế nhưng với ninja ngoài đời thực, ông Kawakami cho biết hành động này chỉ mang tính chất cầu nguyện, xin thần thánh phù hộ là chính. Bởi vì ninja thường xuyên phải hoạt động trên lãnh thổ của địch, thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm chết người, nên cầu nguyện (bằng cách kết ấn tay) đã trở thành một phần thói quen của họ.
Và tất nhiên, ninja thực sự cũng không thể nào phun lửa như Sasuke hay phóng sét chidori như Kakashi được. Họ sẽ dùng một dụng cụ chuyên dụng khác để đánh lửa khi cần, nhưng đừng mơ mộng đến việc vận dụng chakra để tạo ra đòn tấn công như trong truyện tranh nhé.
Kết ấn tay trong Naruto là để thi triển chiêu thức, nhưng ninja ngoài đời thực chỉ dùng nó để cầu nguyện trước khi làm nhiệm vụ.
Về kĩ thuật ném shuriken/dao kunai: Shuriken là một món vũ khí đặc trưng của ninja, và đương nhiên một series nổi tiếng như Naruto không thể không khai thác chi tiết này. Tuy nhiên, ông Kawakami cho cách mà các nhân vật trong phim cầm phi tiêu có phần hơi vô lý, sai kĩ thuật cơ bản. Bên cạnh đó, ninja thực sự sẽ không vừa bay nhảy, vừa ném phi tiêu như trong phim đâu, vì nó gây ra quá nhiều sự chú ý.
Ngoài ra, ninja cũng không sử dụng dao kunai để ném về phía kẻ thù bao giờ. Công dụng chính của loại dao này là đào hố, hoặc găm vào tường/thân cây để tạo bậc thang cho ninja khi họ muốn trèo lên cao.
Một trong những kĩ thuật sử dụng dao kunai thú vị nhất trong Naruto chính là kết hợp với bùa nổ để tăng tính sát thương cao nhất. Trong đời thực, ninja hoàn toàn có sử dụng phương pháp này bằng cách bôi thuốc súng vào thân dao hoặc phi tiêu. Tuy nhiên, rất tiếc là ông Kawakami lại không biểu diễn kĩ thuật đó trong đoạn video trên, có lẽ là vì lý đảm bảo an toàn cho đoàn làm phim.
Shuriken và dao kunai là 2 vũ khí quen thuộc của ninja, tuy nhiên cách sử dụng chúng có đôi chút khác biệt so với Naruto.
Về kĩ thuật chạy của Naruto (Naruto’s run): Đây là một trong những chi tiết đặc trưng nhất mà franchise Naruto sở hữu, thậm chí còn tạo nên rất nhiều trào lưu dở khóc dở cười trên thế giới (như là chạy kiểu Naruto vào Area 51 chẳng hạn). Và ngạc nhiên thay, ông Kawakami xác nhận: Ninja đời thực đúng là có chạy như vậy nhưng đơn giản và gọn gàng hơn, còn trên phim thì hơi phóng đại một chút.
Ông cho biết, mấu chốt của kĩ thuật này là dồn trọng tâm cơ thể về phía trước và lao đi thật nhanh, hạn chế đánh tay, lắc lư thân mình để tránh tiêu hao sức lực không cần thiết. Kiểu chạy của Naruto giúp ninja duy trì thể lực của mình một cách hiệu quả và có thể di chuyển một quãng đường dài mà không cần thường xuyên giảm tốc độ.
Ninja đời thực xác nhận: Naruto’s run là có thật, chỉ là lên phim thì hơi phóng đại một chút mà thôi.
Nói tóm lại, một trong những ninja cuối cùng của Nhật Bản tỏ ra rất ấn tượng với Naruto, và cho rằng bộ truyện/anime này đã mang đến hình ảnh của ninja tương đối chân thực, dù có hơi phóng đại một chút. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh ninja cần phải hạn chế tối đa những giao tranh không cần thiết, hoạt động một cách lén lút là chính. Còn Naruto lại tập trung khai thác khía cạnh chiến đấu hoành tráng, công khai, trái ngược với thực tế. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được, tất cả là vì mục đích giải trí mà thôi.
Theo YouTube
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI