'Nghĩa địa lốp xe' lớn nhất thế giới được tái chế, biến thứ bỏ đi thành "vàng đen mới"
Ở Kuwait, khoảng 42 triệu lốp xe cũ đã đi hết vòng đời được đưa đến “nghĩa địa lốp xe". Diện tích của khu vực này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy nó từ ngoài không gian.
- Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0
- Thị trường xe điện toàn cầu 2022: Trung Quốc và châu Âu trái xu hướng, Tesla mới chỉ dẫn đầu tại Mỹ
- Sản xuất 1 chiếc xe điện khó khăn như thế nào: GM mất 12 ngày, có công ty thiếu cả những linh kiện như kính, thảm
- Dân chơi độ xe Mazda thành siêu xe Ferrari: Lột sạch vỏ nhưng ‘hồn’ vẫn là xe Nhật
- Tài xế xe công nghệ Indonesia “vật lộn” với giá nhiên liệu cao
Ở Kuwait, khoảng 42 triệu lốp xe cũ đã đi hết vòng đời được đưa đến “nghĩa địa lốp xe". Diện tích của khu vực này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy nó từ ngoài không gian.
Khu vực Sulaibiya (Kuwait) được biết đến là nghĩa địa lốp xe với hàng triệu lốp xe cũ được mang về đây và xử lý. Chính phủ Kuwait bắt đầu tạo ra nghĩa địa lốp xe từ khoảng 30 năm trước để giải quyết vấn đề lốp xe cũ đã qua sử dụng.
Mỗi năm, những cái hố khổng lồ sẽ được đào trên sa mạc và trở thành "nơi yên nghỉ" của hàng triệu chiếc lốp xe cũ. Chúng đã tích tụ ở đó trong suốt hai thập kỷ qua. Đặc biệt, những chiếc lốp được chuyển đến không chỉ có xuất xứ trong nước mà còn được “nhập khẩu” từ các quốc gia bên ngoài.
Diện tích của khu nghĩa địa này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy nó từ ngoài không gian. Hiện tại đang có khoảng 4 công ty được trả tiền để phụ trách việc đưa lốp xe đến đây. Kể từ năm 2012-2020 đã xảy ra 3 vụ cháy lớn tại bãi phế liệu này, các cột khói có thể nhìn thấy từ vệ tinh. Các đám cháy này được mô tả như một thảm họa về môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi xảy ra cháy, khói từ lốp xe tạo ra chất dioxin và nhiều chất độc khác. Nếu vô tình hít vào, con người có nguy cơ bị ung thư, hen suyễn và nhiều bệnh lý khác. Những tác hại này khiến nhà chức trách quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ quyết định đóng cửa vĩnh viễn nghĩa địa lốp xe này.
Hiện nay, chính phủ Kuwait quyết định biến nghĩa địa lốp xe này trở thành khu dân cư có quy mô 25.000 hộ dân. Bên cạnh đó, hơn 42 triệu lốp xe tại đây cũng được vận chuyển đến trung tâm tái chế để chúng được biến thành gạch cao su.
Theo báo cáo, nếu xử lý lốp xe bằng phương pháp đốt truyền thống, trung bình một lốp xe ô tô sẽ tạo ra 2 gallon dầu khi bị đốt cháy sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Do đó, chính phủ quốc gia vùng vịnh quyết định mời một đơn vị chuyên biệt có tên EPSCO Global General Trading để xử lý.
“Nhà máy đang giúp ích cho xã hội bằng cách làm sạch những chiếc lốp xe cũ bị vứt bỏ và biến chúng thành các sản phẩm tiêu dùng”, bà Alaa Hassan, CEO của EPSCO, cho biết.
Công ty này sẽ tiến hành phân loại, cắt nhỏ và biến lượng lốp xe phế liệu ở Sulaibiya thành những tấm lót sàn. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn việc tích tụ rác có hại cho hành tinh mà còn có thể biến thứ bỏ đi như lốp xe trở thành "vàng đen mới" và mang lại cho nó “cuộc sống thứ hai”.
Lốp ô tô cũ đã được chứng minh là một nguyên liệu thô phổ biến để làm đường xá và các cơ sở hạ tầng khác. Đây được xem là “vàng đen mới” tại Kuwait - nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư trong OPEC.
Hàng ngày, những chiếc lốp xe tại nghĩa địa Sulaibiya sẽ được vận chuyển đến trung tâm tái chế ở al-Salmi với đội xe tải lên đến 500 chiếc. Theo đó, sẽ có khoảng 3 triệu lốp xe được tái chế mỗi năm. Các phụ phẩm trong quá trình tái chế này cũng được xuất khẩu sang các nước láng giềng.
Công ty này cũng đang có kế hoạch mở một nhà máy có thể tiêu hủy lốp xe thông qua nhiệt phân. Dầu phế phẩm từ quy trình này có thể được sử dụng trong các lò công nghiệp như tại các nhà máy xi măng.
Nguồn: Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"