Lại thêm một bài học cảnh tỉnh: đừng tưởng thịt thú rừng là ngon.
- TP.HCM: Phát hiện 2 người Trung Quốc nhiễm virus corona
- Lo ngại virus viêm phổi lạ bùng phát, Huawei hoãn Hội nghị nhà phát triển
- Virus viêm phổi lạ hoành hành, ông chủ Tencent hủy luôn truyền thống phát lì xì nhân viên
- Đây là 8 điều quan trọng bạn cần biết về virus Vũ Hán: Nó lây nhiễm thế nào, phòng chống ra sao?
- Một nhà khoa học Trung Quốc muốn "phong tỏa" thành phố Vũ Hán, virus đã lây nhiễm 440 người, 9 trường hợp tử vong
- Mỹ xác nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán, WHO cân nhắc ban hành "tình trạng khẩn cấp quốc tế"
Dựa trên bài viết được đăng tải trên The Conversation của ba nhà nghiên cứu Haitao Guo, Guangxiang "George" Luo và Shou-Jiang Gao
Con rắn, hay cụ thể hơn là hai loài hổ mang Trung Quốc và rắn cạp nong Trung Quốc, được cho là trung gian truyền bệnh của virus chủng corona đang phát tán từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh lây nhiễm chết người đánh thẳng vào hệ hô hấp này.
Hổ mang Trung Quốc.
Rắn cạp nong Trung Quốc.
Lần đầu tiên người ta phát hiện ra virus bệnh phổi này là tại thành phố Vũ Hán hồi tháng 12 năm 2019. Tính từ thời điểm đó, nhiều quốc gia đã xác nhận về sự tồn tại của người bệnh nhiễm virus trên lãnh thổ quốc, trong đó có Việt Nam.
Trong tối ngày 22/1, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã phải cách ly hai bệnh nhân nhiễm virus corona tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh Nhiệt đới, cho biết ông Li Ding từ thành phố Vũ Hán (nơi dịch bắt đầu) đến Hà Nội ngày 13/1, sau đó di chuyển vào Nha Trang. Người con của ông ở Long An từ 4 tháng trước, ra Nha Trang gặp bố, sau đó tiếp tục cùng đi TP HCM và Long An. Đến ngày 17/1 bố bắt đầu sốt và ngày 20/1 con có các triệu chứng tương tự.
Những bước đầu tiên trong việc xác nhân mầm bệnh
Sử dụng mẫu virus lấy từ bệnh nhân, các nhà khoa học Trung Hoa đã xác định được mã gen của virus và dùng kính hiển vi để có được hình ảnh của chúng. Mầm bệnh này là một chủng virus corona mới, cùng họ với hai virus gây bệnh đường hô hấp là SARS-CoV và MERS-CoV, đã giết hại hàng trăm người trong suốt 17 năm qua.
Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên chủng virus corona mới là 2019-nCoV.
Cả SARS và MERS đều là các mầm bệnh lây từ động vật sang người, và người bệnh số "0"- patient zero, người đầu tiên mang mầm bệnh ấy đã bị lây nhiễm trực tiếp từ động vật. Nghiên cứu cho thấy nguồn gốc virus là từ dơi, rồi cầy hương và lạc đà đã là những trung gian để mầm bệnh đi từ dơi sang người.
Còn trong trường hợp của 2019-nCoV, các báo cáo ban đầu cho thấy nhóm bệnh nhân nhập viện đầu tiên là nhân viên và khách hàng tại một khu chợ hải sản bán nhiều thứ hàng hóa khác, bao gồm thịt đã qua xử lý và nhiều loại động vật sống như gia cầm, lừa, cừu, lợn, lạc đà, cáo, lửng, dúi, nhím và nhiều loài bò sát. Vì các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng virus chủng corona không xuất hiện trên loài sống dưới nước, nên nhiều khả năng 2019-nCoV tới từ một loài động vật cạn được bày bán tại phiên chợ.
Khu chợ bán hải sản và nhiều loại thú khác.
Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Y khoa về Virus học, các nhà nghiên cứu đưa ra thêm nhiều bằng chứng thuyết phục củng cố cho giả thuyết cho rằng 2019-nCoV xuất phát từ loài vật. Để có được kết luận này, các nhà khoa học tiến hành phân tích và so sánh gen của 2019-nCoV với những virus cùng chủng corona khác.
Nghiên cứu cho thấy mã gen của loài virus mới lây lan trên người có họ hàng gần với hai virus corona có dạng giống SARS lây nhiễm từ dơi; những mẫu virus được đem ra so sánh cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học thấy rằng protein bao quanh 2019-nCoV - thứ tạo nên chiếc “vương miệng” của virus (trong tiếng Latin, “corona” tức là “vương miện, hào quang”) - nhận ra được thụ quan của tế bào vật chủ, tức là có khả năng virus trên dơi đã đột biến trước khi lây lan sang người.
Thế nhưng khi phân tích tin sinh học chi tiết của chuỗi gen 2019-nCoV, người ta lại thấy rằng loài virus chủng corona này có thể được truyền qua rắn.
Đây là MERS-CoV tới từ dơi, cũng cùng họ corona với virus 2019-nCoV.
Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mã protein phù hợp hơn với 2019-nCoV, đem so với những mã protein của các loài virus có vật chủ khác như chim, rắn, mac-mốt, nhím, tê tê, dơi và người. Đáng nhạc nhiên thay, họ phát hiện ra rằng chuỗi protein của loài virus mới có nhiều điểm tương đồng với virus corona trên rắn nhất.
Ngoài tự nhiên, rắn vẫn thường xuyên săn dơi. Các báo cáo khoa học chỉ ra rằng rắn cũng có mắt tại khu chợ (hiện đã đóng cửa) tại Vũ Hán; vậy là khả năng 2019-nCoV xuất phát từ rắn đã tăng lên, nhiều khả năng trong đợt dịch này, rắn chính là trung gian đưa 2019-nCoV từ dơi sang người.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ đây đã là kết luận chính xác, bởi lẽ họ chưa biết bằng cách nào 2019-nCoV sống được trên cả động vật máu nóng và máu lạnh.
Các tác giả nghiên cứu cùng nhiều nhà khoa học khác chỉ có thể xác định rõ nguồn gốc của loài virus chết người mới bằng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Điều đầu tiên nên làm khi có được giả thuyết trên là tìm kiếm dấu vết của 2019-nCoV trên rắn, tuy nhiên, vì khu chợ bán động vật đã bị đóng cửa, các nhà khoa học khó có thể lần dấu virus.
Điều quan trọng nhất hiện tại là tìm kiếm được nguồn gốc chính xác của con virus quái ác, những nguồn đầu tiên phải là rắn đã được bày bán tại khu chợ trên, rồi dần tìm tới những lời rắn và dơi trong tự nhiên. Đây là bước quan trọng trong việc tìm hiểu, ngăn ngừa virus lây lan cũng như trong điều trị sau này.
Và đây cũng là một bài học cảnh tỉnh cho chúng ta, rằng hãy bớt ăn thịt thú rừng lại để ngăn tình trạng virus lây từ động vật hoang dã sang người.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"