Màng sinh học của vi khuẩn bị phá hủy khi tiếp xúc với một hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi.
Tỏi có thể ngăn chặn những siêu vi khuẩn kháng kháng sinh trong bệnh viện, theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports. Cụ thể, một hợp chất chứa lưu huỳnh tên là ajoene trong tỏi có khả năng làm yếu các quần thể vi khuẩn, cho phép kháng sinh hoạt động trở lại.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Đan Mạch chỉ ra, tỏi làm gián đoạn sự hoạt động của một gen mà vi khuẩn cần nó để dính vào mô người. Không có chúng, vi khuẩn không thể phát triển mạnh và gây ra mối đe dọa.
Các nhà nghiên cứu hy vọng khám phá từ tỏi có thể giúp chúng ta chữa bệnh xơ nang và tình trạng loét chi dai dẳng ở người bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể giải quyết tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn như Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) và các bệnh nhiễm trùng thông thường khác tại bệnh viện.
Khoảng 30% chúng ta mang vi khuẩn Staphylococcus aureus ngay trên da hoặc trong lỗ mũi của mình. Vi khuẩn này có khả năng kháng lại phần lớn các loại kháng sinh phổ biến. Ở điều kiện bình thường, nó không gây ra triệu chứng. Nhưng một MRSA xâm nhập vào máu và giải phóng các độc tố, nó có khả năng giết chết tới một phần năm số bệnh nhân bị lây nhiễm.
Tỏi có thể giúp chống lại siêu vi khuẩn kháng kháng sinh
Cho phép cơ thể tự chống lại nhiễm trùng
Trong nghiên cứu mới của mình, các nhà khoa học đến từ Đại học Copenhagen nhận thấy rằng ajoene, một hợp chất trong tỏi, có khả năng ngăn chặn một gen của vi khuẩn. Quá trình này dẫn đến sự phá hủy màng sinh học của chúng, là thứ vi khuẩn dùng để dính vào mô người.
Mặc dù điều này không giết được vi khuẩn, nó ngăn cản chúng giao tiếp với các vi khuẩn khác, một hoạt động cần thiết để chúng nhân lên thành quần thể. Nếu vậy, ajoene cuối cùng cho phép thuốc kháng sinh và hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn hiệu quả hơn.
Giáo sư Tim Holm Jakobsen, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi thực sự tin rằng phương pháp này có thể tiến tới những biện pháp điều trị cho bệnh nhân có tiên lượng xấu”.
“Các bệnh nhiễm trùng mạn tính như xơ nang là rất khó để chữa khỏi. Nhưng bây giờ, chúng tôi cùng với một công ty tư nhân đã có đủ lý thuyết để phát triển thuốc điều trị nó từ tỏi và thử nghiệm trên bệnh nhân”, giáo sư Jakabsen nói.
"Hai loại vi khuẩn chúng tôi nghiên cứu là rất quan trọng. Chúng được gọi là Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Hợp chất tỏi có thể chống lại cả hai cùng một lúc, và do đó có thể chứng minh nó là một loại thuốc hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với kháng sinh".
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports. Trên thực tế, Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa đều nằm trong top 12 vi khuẩn nguy hiểm nhất mà Tổ chức Y tế thế giới công bố hồi đầu năm, kêu gọi việc tìm ra các loại thuốc mới để tiêu diệt chúng.
Hiệu quả của hợp chất ajoene trong tỏi khi ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Thử nghiệm thuốc bào chế từ tỏi
Từ năm 2005, đã có những nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế vi khuẩn của tỏi. Đến năm 2012, các nhà khoa học bắt đầu tìm hiểu được nguồn gốc của hiệu ứng này đến từ hợp chất ajoene.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tỏi cung cấp một khả năng chống lại vi khuẩn rất mạnh và tự nhiên.
Năm 2012, một bằng sáng chế đã được cấp cho việc sử dụng ajoene để chống lại nhiễm khuẩn. Neem Biotech, một công ty dược sau đó đã mua lại giấy phép sử dụng bằng sáng chế này từ các nhà khoa học. Từ đó, họ đã sản xuất ra một loại thuốc có mã NX-AS-401, nhằm điều trị bệnh xơ nang.
Loại thuốc này sẽ được thử nghiệm lâm sàng trong vòng hai năm tới.
Tham khảo Dailymail, Phys
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời