Ngồi một chỗ 'đánh game' vài giờ/mỗi ngày, cậu sinh viên này đã làm những gì để có thể trở thành triệu phú USD ở tuổi 18?

    Nhất Hạnh, Theo Trí Thức Trẻ 

    Mới đây, BBC đã đưa tin về một triệu phú 18 tuổi ở Mỹ đã giàu lên nhờ việc chỉ ngồi trước máy thu hình, 'đánh game', và kiếm tiền về. Đây chính cả một trường béo bở từng đạt doanh thu tới 36 tỷ USD, có thể khiến nhiều người giàu lên, mà các bậc phụ huynh vẫn có thể coi là 'nhảm nhí'.

    Đối với nhiều người, muốn làm giàu thì cần có một công ty riêng, một công việc kinh doanh của riêng mình. Dần dần, suy nghĩ này trở thành một định nghĩa chung trong xã hội: phi thương thì bất phú, còn những người ngồi một chỗ sẽ khó mà giàu có.

    Tuy nhiên, có lẽ khái niệm này sẽ phải thay đổi với thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay. Sự thực là thế giới internet đã chứng kiến rất nhiều trường hợp đúng nghĩa đen là 'chỉ ngồi không chơi cũng thành triệu phú'.

    Hãy gặp Alex Balfanz - một sinh viên 18 tuổi tại Đại học Duke ở Bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi ngày, giống như các sinh viên bình thường khác, anh đều tham dự các lớp học/hội thảo. Anh cũng phải làm bài tập về nhà, cuối kỳ phải thi hết môn và chờ đợi đến lúc ra trường.

     Alex (trái) và người bạn trong ngành

    Alex (trái) và người bạn 'trong ngành'

    Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Alex và các sinh viên đồng trang lứa khác ở Duke là anh đang là một triệu phú USD. Tất cả mọi thứ bắt đầu từ căn phòng nhỏ anh lưu về mỗi khi học xong.

    Giống như nhiều sinh viên khác, Alex dành vài giờ mỗi ngày và nhiều thời gian hơn vào cuối tuần để chơi điện tử. Tuy nhiên Alex không chỉ chơi, anh tạo ra chúng, và sản xuất các video về việc anh đang chơi các trò chơi trên các nền tảng trực tuyến.

    Đó quả là 'một công đôi việc' khi anh vừa quảng bá được những trò chơi của mình, vừa có thể kiếm tiền như một YouTuber - các nguồn tiền đến từ quảng cáo ads và từ nguồn PR. Thực sư đây chính xác là công việc 'ngồi một chỗ kiếm tiền'

    Và vì thị trường game vô cùng béo bở, thành quả mang lại cho Alex cũng là trái ngọt. Anh đã kiếm được rất nhiều tiền từ công việc này của mình. Nói về trò chơi được phát hành vào năm ngoái, Alex nói: "Trong 10 tháng kể từ khi Jailbreak được phát hành, nó đã mang lại lợi nhuận 7 con số". Đây chính là điều biến Alex thành triệu phú. Một vài tuần trước, thậm chí game này đã đạt đến lần chơi lần thứ 1 tỷ trên thé giới.

    Giờ đây, khi vẫn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, Alex đã thực sự trở thành một triệu phú USD. Và anh chỉ là một trong số hàng nghìn doanh nhân trẻ tuổi kiếm tiền từ những trò chơi điện tử - thứ mà nhiều bậc phụ huynh vẫn coi là nhảm nhí nhưng thực ra là một ngành công nghiệp đã đạt tới mức lợi nhuận 36 tỷ USD.

    Người tham gia vào ngành công nghiệp này chỉ có một yêu cầu duy nhất là có khả năng chơi game. Còn lại, sẽ có nhiều danh xưng khác nhau cho những người ngồi trước máy quay, ví dụ như streamer, người chơi games chuyên nghiệp, hay những người quảng bá cho những trò chơi mới ra mắt. Ở cấp độ cao hơn, những người như Alex thậm chí có thể phát hành trò chơi của mình, sau đó dùng sức ảnh hưởng để quảng bá cho trò chơi này

    Phát triển và bán các trò chơi của chính mình

    Ngày nay, nhờ các nền tảng bán ứng dụng trực tuyến như App Store, Steam hay Roblox, bất cứ ai với ý tưởng hay và kiến thức về lập trình có thể tiếp cận với hơn 1 tỷ khách hàng. Công nghệ và hệ sinh thái để tiếp cận với cơ sở khách hàng rộng lớn này mới chỉ xuất hiện trong thập kỷ vừa qua, thì tinh thần DIY của các nhà phát triển ứng dụng trẻ tuổi không phải là điều gì mới mẻ cả.

    Theo Roger Altizer, đồng sáng lập chương trình nghệ thuật giải trí và kỹ thuật tại trường Đại học Utah, những người trẻ luôn đưa ra những ý tưởng sáng tạo và đã cố gắng để kiếm tiền từ chúng. Cụ thể với video games, ông chỉ ra rằng vào những năm 1980s, các nhà thiết kế trẻ tuổi đã tạo ra các trò chơi của riêng mình, lưu chúng trong các đĩa mềm và bán chúng tại các cửa hàng.

     Phát triển trò chơi riêng như Nguyễn Hà Đông

    Phát triển trò chơi riêng như Nguyễn Hà Đông

    Ngày nay, chúng ta có các trò chơi như Flappy Bird trở thành hiện tượng toàn cầu, đạt được thành công chỉ qua một đêm. Tuy nhiên, do có nhiều games được phát hành, thị trường trò chơi điện tử đang ngày càng trở nên đông đúc. Tuy nhiên, ý nghĩ về khả năng thành công trong lĩnh vực này vẫn thôi thúc những giấc mơ.

    Kiếm sống nhờ streaming trực tuyến

    Một cách kiếm tiền tương đối mới mẻ là chơi điện tử và cho người lạ trên internet xem bạn làm việc đó. Các video của "Let’s Play", trong đó một nhân vật trực tuyến quay phim mình trong khi chơi game và bình luận thêm cho người xem, đang là một xu hướng phát triển rất phổ biến.

    Nó thịnh hành đến mức Twitch, một nền tảng streaming mới dành riêng cho những người chơi video games. Hiện tại, đây là một trong những trang web nổi tiếng nhất trên Internet toàn cầu, và được Amazon mua vào năm 2014 với giá gần 1 tỷ USD.

     Hiện tượng trên mạng nhiều bạn trẻ Việt đã quen mặt - Pew Pew

    Hiện tượng trên mạng nhiều bạn trẻ Việt đã quen mặt - Pew Pew

    Để trở thành một streamer trên Twitch đòi hỏi kỹ năng kinh doanh, biết tạo tranh cãi và chấp nhận rủi ro. Các streamers kiếm thu nhập thông qua các đối tác quảng cáo, hoặc được cắt một phần phí thành viên từ các nền tảng streaming. Nhưng đối với nhiều streamers mới, thu nhập của họ đến từ đóng góp từ những người theo dõi họ. Nhìn chung, phải mất một thời gian thì streamers mới đạt được đủ lượng người xem để có thể kiếm tiền.

    Ở Việt Nam, nghề streamer trên Youtube hoặc Facebook đang nổi lên như là công việc ngồi trước máy quay 'hot' nhất tại thời điểm hiện tại. Những cái tên nổi tiếng, không chỉ giới game thủ Việt Nam mà thậm chí là đa phần các bạn trẻ, đều biết đến tên có thể kể đến như Pew Pew hay Tuấn Tiền Tỉ.

    Sau khi thành công với giới game, họ bắt đầu nhận được sự thu hút của giới trẻ vì những câu nói, màn bình luận hài hước. Dần dần, họ trở thành các KOL trên các trang mạng xã hội. Đó chính là con đường biến một streamer thành người nổi tiếng và giúp họ kiếm tiền.

    Trở thành những người chơi video games chuyên nghiệp

    Con đường tham vọng và sinh lợi nhất để tiến tới thành công không tồn tại một thập kỷ trước là trở thành người chơi video games chuyên nghiệp. Nhiều người trong số họ ở độ tuổi từ 20s trở xuống.

    Thể thao điện tử được ước tính thu hút 600 triệu người xem và trị giá 1,4 tỷ USD vào năm 2020. Ủy ban Olympics Quốc tế thậm chỉ còn cân nhắc về thêm thể thao điện tử vào danh sách chính thức của sự kiện này.

    Altizer nói rằng Đại học Utah có các suất học bổng eSports, và trường đại học này cũng có một chương trình eSports cho những người chơi đối đầu với nhau trong những trò chơi như League of Legends và Overwatch.

     Một đầu trường game

    Một đầu trường game

    Samail Hassan là game thủ trẻ tuổi nhất giành chiến thắng 1 triệu USD tiền thưởng eSports. Anh đã kiếm được hơn 2,5 triệu USD nhờ chơi Dota, và coi chơi game là một công việc toàn thời gian. Tuy nhiên, giống như các vận động viên chuyên nghiệp, cơ hội trở thành một game thủ eSports nổi tiếng thế giới rất nhỏ.

    Bản thân Hassan cũng chia sẻ rằng anh sẽ tập trung vào sự nghiệp chơi game ở thời điểm hiện tại, nhưng khuyên những người khác muốn theo bước anh hãy ở lại trường học và giành được tấm bằng vì "đừng đặt cược việc kiếm sống vào chơi games".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ