Theo tuyên bố của công ty, Samsung dự định đầu tư đến 22 tỷ USD vào các công nghệ mới, trong đó có cả 5G, đồng thời chuyển một số nhân sự có năng lực sang bộ phận hạ tầng viễn thông.
Theo các quan chức của Samsung Electronics cũng như các giám đốc trong ngành, công ty đang rót nhiều nguồn lực vào mảng kinh doanh thiết bị mạng lưới viễn thông của mình, nhằm tận dụng cơ hội khi các lo ngại về an ninh đối với hãng Huawei của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Hai nguồn tin từ Samsung của Reuters cho biết, công ty đang chuyển dịch hàng loạt lãnh đạo và một số nhân viên có năng lực từ mảng thiết bị cầm tay sang bộ phận mạng lưới viễn thông.
Các khách hàng tiềm năng cũng đang nhận ra những nỗ lực của Samsung nhằm biến mình thành một nhà cung cấp hàng đầu cho mạng viễn thông 5G và thu hẹp khoảng cách với người dẫn đầu thị trường Huawei cũng như các đối thủ nặng ký khác như Ericsson và Nokia.
Theo Reuters, giám đốc công nghệ của nhà mạng Orange Pháp, Mari-Noëlle Jégo-Laveissière, khi đến thăm Nhật Bản vào năm ngoái đã rất ấn tượng về tốc độ chuẩn bị cho 5G tại đây, khi sử dụng các thiết bị thay thế từ các nhà sản xuất khác, bao gồm cả Samsung.
Một nguồn tin giấu tên trong ngành viễn thông cho biết: "Tại thời điểm này, Samsung đang đẩy mạnh nỗ lực của mình ở châu Âu."
Tận dụng thời cơ từ khó khăn của Huawei
Hiện tại Huawei đang phải đối mặt với các cáo buộc từ Mỹ và một số quốc gia châu Âu khi cho rằng thiết bị của họ có thể bị sử dụng để do thám. Úc và New Zealand cũng ủng hộ Mỹ khi cấm sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G, và nhiều quốc gia châu Âu cũng đang xem xét lệnh cấm với hãng này. Huawei liên tục phủ nhận thiết bị của mình gây ra các tác động về an ninh.
Điều này mang lại cho Samsung một cơ hội trời cho. Thông thường, các hãng viễn thông sẽ sử dụng chính nhà cung cấp thiết bị 4G để nâng cấp lên 5G nhằm tối thiểu hóa chi phí khi tận dụng được các thiết bị hiện tại. Tuy nhiên, các áp lực chính trị đã buộc nhiều hãng phải thay đổi.
Một nguồn tin giấu tên từ Samsung cho biết: "Chúng tôi đang củng cố mảng kinh doanh thiết bị viễn thông của mình để tận dụng cơ hội thị trường tại thời điểm Huawei đang trở thành tâm điểm cho các lo ngại về vấn đề an ninh."
Trong khi tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, đặc biệt khi doanh số mảng chip và smartphone của công ty bắt đầu sụt giảm, Samsung dự định đầu tư 22 tỷ USD vào công nghệ di động 5G và các lĩnh vực khác trong 5 năm tới. Công ty từ chối tiết lộ phần vốn đầu tư cụ thể dành cho 5G và các lĩnh vực khác – bao gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ dược phẩm sinh học và các bộ phận điện tử tự động hóa.
Cơ hội từ Ấn Độ cho Samsung
Hiện Samsung đang đàm phán với nhà mạng Reliance Jio để nâng cấp mạng lưới của họ lên 5G. Đây được xem như thành công lớn nhất đối với bộ phận mạng viễn thông của họ cho tới nay – trở thành nhà cung cấp chính cho một nhà mạng mới nổi.
Ngoài ra Samsung còn có các khách hàng khác tại Mỹ, như hãng AT&T, Verizon và Sprint, và đều có hợp đồng thiết bị 5G với cả ba nhà mạng này. Tuy nhiên chưa rõ mức độ của các hợp đồng này như thế nào. Công ty cũng bán thiết bị cho các nhà mạng ở Hàn Quốc và hiện đang hợp tác với các nhà mạng di động Nhật Bản để thử nghiệm thiết bị 5G.
Theo hãng Eugene Investment & Securities, lợi nhuận hoạt động từ mảng kinh doanh viễn thông của Samsung năm ngoái đạt 775 triệu USD. Trong khi đó, với Nokia, con số này là 1,2 tỷ Euro (khoảng 1,4 tỷ USD) và với Ericsson, bộ phận này mang lại 2,1 tỷ USD. Các con số từ Huawei không được tiết lộ.
Các thách thức đối với mảng kinh doanh thiết bị viễn thông
Một khó khăn lớn đối với Samsung là việc thu hút tài năng giữa lúc thiếu hụt kỹ sư phần mềm tại Hàn Quốc. Chính chủ tịch Lee của tập đoàn đã phải thừa nhận điều này trong buổi gặp với thủ tướng Hàn Quốc đầu năm nay. "Chúng tôi cần nhiều kỹ sư phần mềm và muốn hợp tác với chính phủ để tìm kiếm các tài năng đó."
Theo một quan chức chính phủ, hiện bộ phận mạng viễn thông của Samsung đang có gần 5.000 nhân viên. Nhà phân tích Kim Young-woo tại SK Securities, ước tính Samsung cần tuyển từ 1.000 đến 1.500 cho bộ phận thiết bị 5G trong năm nay.
Ngoài ra, canh bạc của Samsung vẫn còn rất rủi ro vì đặc tính dài hạn của việc đầu tư vào mảng thiết bị viễn thông. Điều đó nghĩa là các thay đổi sẽ đến rất chậm chạp. Hiện tại, bất chấp việc Huawei đang gặp khó khăn, cả Ericsson và Nokia đều có rất ít tăng trưởng về doanh số. Hiện cả hai công ty đều đang trong thời kỳ cắt giảm chi phí, ngay cả khi đang có cơ hội từ nhu cầu 5G và đối thủ lớn nhất của họ đang chững lại.
Tuy nhiên, Samsung đang hướng tới mục tiêu dài hạn. Trong tháng 12 năm ngoái, họ đã đồng ý kéo dài việc hợp tác với Ủy ban Olympic Quốc tế tới năm 2028 và mở rộng khoản tài trợ của mình cho công nghệ 5G.
Tham khảo Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Huawei đưa ra những lời khen công khai dành cho các đối thủ tới từ Mỹ.
Việt Nam có “kho báu” lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ, nay đã tự chủ công nghệ khai thác, quyết xây dựng ngành công nghiệp phát triển lâu dài