Nhìn ‘Giấc mơ Mỹ’ của WeWork vỡ vụn nghĩ về cơn sốt AI: Nhà đầu tư rót tiền vào bất kỳ công ty nào có chữ AI trong tên, nguy cơ bong bóng sắp vỡ tung

    Phương Linh, Nhịp Sống Thị Trường 

    Sự sụp đổ của WeWork như 1 tấm gương cho cho thời kỳ hiện tại, khi cả thế giới đang phấn khích với trí tuệ nhân tạo (AI).

    Nhìn ‘Giấc mơ Mỹ’ của WeWork vỡ vụn nghĩ về cơn sốt AI: Nhà đầu tư rót tiền vào bất kỳ công ty nào có chữ AI trong tên, nguy cơ bong bóng sắp vỡ tung - Ảnh 1.

    Tờ BI nhận định, nhìn bề ngoài WeWork và trí tuệ nhân tạo (AI) không có nhiều điểm chung.

    Công ty chia sẻ văn phòng này đã tiết lộ bản chất thực sự của mình chỉ như một người chủ tài sản thương mại. Ấy vậy mà suốt nhiều năm các nhà đầu tư tư nhân từng khẳng định rằng WeWork có thể trở thành một doanh nghiệp 100 tỷ USD, hoạt động mở rộng từ công nghệ, trang trí nội thất đến xây dựng. Một giấc mơ Mỹ đích thực!

    Tuy nhiên, trong báo cáo doanh thu quý 2, WeWork cảnh báo rằng họ có "nghi ngờ đáng kể" về khả năng tiếp tục hoạt động của mình, chỉ sau bốn năm kể từ khi các nhà đầu tư tư nhân định giá công ty ở mức 47,7 tỷ USD.

    "Nếu không thành công trong việc cải thiện trạng thái thanh khoản và tính khả thi của hoạt động kinh doanh, chúng tôi có thể phải xem xét tất cả các phương án chiến lược, bao gồm tái cấu trúc nợ, tìm nguồn vốn mới từ vay nợ hoặc vốn cổ phần, giảm thiểu hoặc trì hoãn hoạt động kinh doanh và các sáng kiến chiến lược, hoặc thậm chí bán tài sản, thực hiện các giao dịch chiến lược và/hoặc các biện pháp khác, bao gồm xin được giảm nợ theo Đạo luật Phá sản Mỹ", công ty cho biết.

    Cổ phiếu của WeWork đã giao dịch ở mức giá dưới 1 USD kể từ giữa tháng ba. Hiện giá cổ phiếu công ty này thậm chí đã lao dốc 26% xuống còn 15 xu/1 cổ phiếu vào phiên giao dịch ngoài giờ vào ngày thứ ba và hiện có vốn hóa thị trường dưới 500 triệu USD.

    Công ty đã ghi nhận khoản lỗ ròng trong nửa đầu năm là 700 triệu USD sau khi ghi nhận khoản lỗ 2,3 tỷ USD vào năm 2022. Đến ngày 30/6, công ty có 205 triệu USD tiền mặt và các khoản tương đương tiền và tổng thanh khoản là 680 triệu USD. Công ty đang có khoản nợ dài hạn 2,91 tỷ USD.

    BONG BÓNG AI

    Giạt những vấn đề của WeWork sang một bên, tờ BI muốn nói về một vấn đề to lớn hơn, đặt WeWork vào vị trí như một tấm gương cho thời kỳ hiện tại, khi cả thế giới đang phấn khích với trí tuệ nhân tạo (AI).

    Kể từ khi ChatGPT ra mắt vào năm ngoái, các nhà đầu tư công nghệ tư nhân đã bỏ lại sự rút lui tạm thời trong việc đầu tư vào các startup để đổ tiền vào gần như bất kỳ công ty nào có chữ "AI" trong tên.

    Nhiều startup trí tuệ nhân tạo được hỗ trợ bằng tiền từ các nhà đầu tư thậm chí còn chưa có một đồng doanh thu nào.

    Bản thân công ty mẹ của ChatGPT, OpenAI, đã thu về hàng tỷ USD từ Microsoft. Còn theo theo dữ liệu từ công ty Pitchbook, các nhà đầu tư rủi ro thông báo giao dịch khởi nghiệp về AI tạo ra trị giá 10,7 tỷ USD trong quý đầu năm nay. Sự quá phấn khích này có nguy cơ làm “ô nhiễm” thị trường với các công ty giả mạo AI hoặc ít nhất là những công ty quá kỳ vọng vào công nghệ của mình.

    Sự sụp đổ của WeWork không thể phủ nhận là do bản thân công ty này đi chệch hướng một số yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Họ luôn tuyên bố mình là công ty công nghệ hàng đầu, nhưng thực tế đây lại là một công ty bất động sản nợ nần.

    Tuy nhiên, giá trị tăng đột biến của WeWork cũng phần là do sự quyến rũ nồng nhiệt của người đồng sáng lập Adam Neumann.

    Adam Neumann đã khai thác tình yêu của ngành công nghệ đối với những người sáng lập lạc quan và những tuyên bố lớn, và kết quả là anh ta đã giúp WeWork hưởng một định giá lên đến 47,7 tỷ USD. Nhưng, vốn hóa thị trường của công ty hiện khoảng 330 triệu USD.

    Báo cáo doanh thu quý 2 của công ty vào thứ ba đã tiết lộ một phần đáng sợ về "khả năng thanh toán". Vào cuối tháng, theo tài liệu, công ty có 680 triệu USD, trong đó có 205 triệu USD là tiền mặt, trong khi phần còn lại ở dạng "chứng chỉ nợ bảo lãnh ưu tiên" – về cơ bản là nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp – trong đó đã vay mượn 175 triệu USD trong tháng trước.

    Điều này là một tình trạng đáng chú ý đối với một công ty đã thuyết phục một số nhà đầu tư mạnh mẽ nhất thế giới tin rằng họ có giá trị hơn 10 lần so với công ty đối thủ IWG (vốn hóa thị trường hiện tại: 2 tỷ USD) vào thời điểm đó.

    Các công ty trí tuệ nhân tạo kiếm tiền theo cách khác nhau, chủ yếu bằng cách thu phí đăng ký phần mềm định kỳ. Đây là một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm và rất có lợi. Nhưng một cách tương tự, nhà đầu tư cũng nên khôn ngoan khi học hỏi từ trường hợp WeWork và xem xét kỹ càng việc các công ty trí tuệ nhân tạo nào tuyên bố họ sẽ thay đổi bất kỳ điểm cơ bản nào của thị trường.

    Hiện đã có những dấu hiệu của sự phấn khích cường điệu thái quá. Chẳng hạn, có rất nhiều CEO đang cạnh tranh nhau để nói về việc tích hợp ChatGPT trong các buổi họp công bố doanh thu gần đây. Cũng có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hô hào “chém gió” về cách trí tuệ nhân tạo có thể tăng năng suất và cắt giảm chi phí.

    Nhưng việc thực hiện những lời hứa này chắc chắn còn rất xa. Các báo cáo gần đây đã gợi ý rằng mô hình ngôn ngữ lớn cơ bản của ChatGPT, GPT-4, có vẻ đang trở nên yếu kém hơn và không chính xác.

    Trong khi đó, đã có các startup trí tuệ nhân tạo được hỗ trợ bằng tiền từ các nhà đầu tư rủi ro thậm chí còn chưa có một đồng doanh thu nào. Điều này về cơ bản có nghĩa là một số nhà sáng lập vốn rất thông minh đã tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư xuống tiền đặt cược khi mà thậm chí họ còn chưa giao được bất kỳ sản phẩm cụ thể nào. Tờ BI nhận định đây rõ ràng là dấu hiệu của một bong bóng.

    Trong một bài viết trên X (trước đây là Twitter) vào tháng trước, Sam Hogan, người sáng lập startup Context Labs, cho biết sẽ có những "người thua cuộc" trong cuộc đua để xây dựng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo - đó là rất nhiều "nhóm được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư rủi ro xây dựng ở tầng ứng dụng" đã xây dựng các sản phẩm tổng quát và dễ dàng sao chép.

    Nguồn: BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày