Nhìn lại Sony Ericsson K800: Chiếc điện thoại vừa ngầu vừa đa tài, bằng chứng cho một thời huy hoàng của Sony Ericsson
Một máy ảnh? Một máy nghe nhạc? Một chiếc điện thoại? Sony Ericsson K800 có tất cả những điều đó
Nếu phải bình chọn một chiếc điện thoại “đa dung mạo", thì Sony Ericsson K800 có thể dễ dàng đứng “top đầu". Nhìn một góc, nó trông như camera Cyber-shot, nhìn góc khác, nó lại quay về là một chiếc điện thoại, nhìn từ trái, bạn tưởng nó như một máy nghe nhạc với các nút chơi nhạc chuyên dung, đây là còn là một chiếc điện thoại khá mạnh với khả năng chơi game 3D.
K800 được ra mắt khoảng giữa năm 2006 và là điện thoại Sony Ericsson đầu tiên có logo Cyber-shot. Và K800 hoàn toàn xứng đáng mang logo của dòng camera danh tiếng này. Máy có camera sau 3.2MP với chất lượng thuộc hàng tốt nhất thời bấy giờ. Thậm chí camera còn được bảo vệ sau một lens cover trượt cực ngầu, có khả năng tự khởi động camera khi nó được mở ra.
K800 mang đến cảm giác sử dụng như một máy ảnh digital của Sony, nó có nút chụp 2 nấc, phím volume có thể dùng để điều khiển zoom. Máy khá dày và do, nhưng như vậy cũng giúp mang đến đủ không gian để trang bị đèn flash Xenon.
Trước khi những smartphone ngày nay có chế độ chụp ảnh trước khi bấm nút thì K800 đã tích hợp với BestPic, tính năng này sẽ chụp 9 ảnh với độ phân giải tối đa với các ảnh chụp ngay cả trước khi bạn bấm nút và các ảnh chụp sau đó. Bạn có thể chọn giữ một hoặc nhiều ảnh khi chụp với chế độ này.
Khi bạn chọn được bức ảnh ưng ý nhất rồi thì làm gì? Bạn có thể chép vào máy tính qua cổng USB, chia sẻ qua Bluetooth hoặc hồng ngoại, bạn cũng có thể gửi qua MMS và thậm chí còn có một lựa cho chia sẻ khác “pro” hơn.
Đó chính là “Blog This", khi chọn tính năng này, bức ảnh sẽ được tải lên trang Blogger.com và mọi người trên thế giới đều có thể xem được. Năm 2006, Facebook vẫn còn là một thứ xa lạ với đại đa số người dùng, Instagram chưa xuất hiện, Blogger chính là nơi mà người dùng có thể chia sẻ hình ảnh của mình với thế giới, một tính năng đi trước thời đại.
Sony Ericsson K800 có rất nhiều nút hỗ trợ, tuy nhiên bạn có thể cần phải đọc qua hướng dẫn sử dụng để nắm bắt. Ví dụ, có hai nút phía trên màn hình, trong khi chụp ảnh, chúng có thể chuyển đổi giữa các chế độ chụp (ví dụ: BestPic, Panorama). Các nút này cũng giúp bạn điều hướng thư viện hình ảnh.
Nút chụp ảnh và volume
Nút Play/Pause và khe thẻ M2
Ở cạnh trái chúng ta còn có nút Play/Pause và phím nguồn có thể dùng để qua bài hát bằng cách nhấn giữ. Đây không phải là sản phẩm trong dòng Walkman, nhưng vẫn có những khả năng hỗ trợ chơi nhạc đáng kinh ngạc. Máy còn hỗ trợ A2DP, cho phép chơi nhạc stereo qua Bluetooth, năm 2006, tai nghe Bluetooth vẫn còn chưa phổ biến.
K800 chỉ có 64 MB bộ nhớ trong. Bạn có thể chứa 100 bức ảnh trong đó nhưng không quá một vài bài hát. Đây là lúc mà Memory Stick Micro xuất hiện, bạn có thể lắp thẻ lên tới 16 GB.
Ở mặt trước, máy còn có một nút dành riêng cho Internet. K800 là một trong những chiếc điện thoại 3G đầu tiên của Sony Ericsson và máy được tích hợp trình duyệt, cũng như khả năng đọc RSS, ngoài ra còn có khả năng trao đổi email.
Phía đối diện, chúng ta có nút Activity menu, nút này cho phép thay đổi ứng dụng và xem thông báo, truy cập các shortcut, bookmark trang web.
Đúng vậy, tuy là một feature phone, nhưng K800 có khả năng đa nhiệm và có thể chạy phiên bản di động của một số game PC cổ điển như Age of Empires và Counter-Strike.
Chiếc điện thoại này cũng xuất hiện trong bộ phim James Bond đầu tiên của Daniel Craig, Casino Royale. Sony Ericssons (và sau này là Sony) là một thành viên chính trong kỷ nguyên Bond của Sony Pictures Entertainment.
Sony Ericsson K800 có thể làm mọi thứ mà điện thoại di động năm 2006 có thể làm. Và quan trọng hơn, nó có thể làm một số điều tốt hơn hầu hết đối thủ. Đó là khi Sony Ericsson đang ở đỉnh cao, trước khi thị trường bắt đầu chuyển sang điện thoại thông minh, một quá trình chuyển đổi đã chứng tỏ là thách thức đối với công ty Nhật Bản - Thụy Điển.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập