Nhờ có loại camera này, drone và các phương tiện không người lái sẽ trở nên an toàn hơn bao giờ hết
Một đội ngũ các nhà khoa học tại đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore mới đây đã phát triển thành công một loại camera có tên Clex, với khả năng tăng tốc độ để có thể nhìn thấy các sự vật diễn ra trong thời gian thật mà không có độ trễ.
Xe không người lái, drone và những phương tiện tự động khác chỉ có thể kịp đưa ra những phản ứng đối với nguy hiểm tiềm tàng nếu như chúng “nhìn thấy” nó đủ nhanh. Một đội ngũ các nhà khoa học tại đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore mới đây đã phát triển thành công một loại camera có tên Clex, với khả năng tăng tốc độ để có thể nhìn thấy các sự vật diễn ra trong thời gian thật mà không có độ trễ.
Những camera đang có mặt trên thị trường hiện nay chỉ có thể ghi lại vài trăm bức ảnh trong một giây, sau đó sâu chuỗi chúng lại thành một video. Dù camera có tốc độ màn trập càng ngày càng cao, thế nhưng độ nhanh, chậm của phản ứng lại dựa trên việc máy tính những thông tin nó nhận và phân tích những tập tin lớn nói trên. Về mặt cơ bản, camera nhìn thấy tai nạn, nhưng máy tính thì lại chưa xử lý đủ nhanh.
Đội ngũ nghiên cứu đến từ đại học Công nghệ Nanyang đã chế tạo một camera có thể ghi lại những thay đổi từ ánh sáng, thay vì khung hình như bình thường chỉ trong vài phần tỷ giây, cho phép hệ thống đưa ra những hành động kịp thời so với camera thông thường. Thay vì chụp nhiều bức ảnh trong một giây để tạo thành một video, Celex không quá tập trung vào toàn bộ hình ảnh mà chỉ “đọc” ra những thay đổi giữa của khung cảnh giữa các điểm ảnh. Vì nó chỉ phải xử lý các sự khác biệt thay vì cả bức hình, tốc độ của camera được tăng lên một cách đáng kể.
Camera này cũng được tích hợp một máy tính để phân tính các vật thể ở mọi phương hướng. Bằng cách này, nó có thể giúp hệ thống xác định đâu là thứ đang chuyển động và có quỹ đạo trùng với đường đi của nó, từ đó nghĩ ra biện pháp phòng chống va chạm.
Các nhà khoa học, được dẫn dắt bởi Phó giáo sư Chen Shoushun, hé lộ rằng hệ thống camera này sử dụng trong ban đêm tốt hơn những lựa chọn truyền thống nhiều. Không chỉ vậy mà các bo mạch của nó cũng xử lý các chi tiết, dữ liệu trong thời tiết xấu tốt hơn.
“Loại camera mà chúng tôi phát minh ra có thể trở thành ‘phao cứ sinh’ cho những phương tiện tự động, bởi nó vẫn có khả năng nhìn xa tương tự như ống kính quang học nhưng không có độ trễ vì phải phân tích và xử lý video như nó,” Shoushun cho biết. “Với tính năng dò chuyển động và liên tục phân tích, nó cho phép những camera quang học và laser hiện tại có thể đưa phản ứng nhanh hơn với các va chạm chỉ trong vài tích tắc.”
Dĩ nhiên, vì hệ thống này chỉ tập trung vào những thay đổi của khung cảnh để giúp các tập tin ở kích thước nhỏ, vì vậy công nghệ này chưa thể xuất hiện trên camera thông thường được. Tuy nhiên sự gia tăng về mặt tốc độ có thể được ứng dụng vào các lĩnh vực mà camera phục vụ như một đôi mắt, như cho ô tô tự lái hay drone chẳng hạn.
Celex đã được đưa vào nghiên cứu từ năm 2009 và các nhà khoa học tại đại học Công nghệ Nanyang đã tạo dựng một start up dựa trên công nghệ này. Họ cho biết, hệ thống này đang trong giai đoạn thử nghiệm phiên bản cuối, và sẽ có thể xuất hiện trên thị trường vào cuối năm nay.
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín