Sau hơn 2 tháng chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam, Samsung Pay đã có những bước tiến ổn định và chắc chắn nhờ nhiều lợi thế mà thị trường nước ta cung cấp.
Samsung Pay đã ra mắt rộng rãi tại Việt Nam từ ngày 29/9 vừa qua và được nhiều người tiêu dùng đón nhận rất tích cực. Chúng ta hãy cùng điểm lại những lý do vì sao phương thức thanh toán di động của Samsung lại có sự khởi đầu "thuận buồm xuôi gió" đến vậy tại thị trường này.
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Samsung
Với dự án thanh toán điện tử, Samsung luôn tự đặt ra những tiêu chí nhất định trước khi lựa chọn thị trường thích hợp để đầu tư. Trong đó bao gồm điều kiện cơ sở vật chất, nền tảng khách hàng vững chắc và sự sẵn sàng tiếp nhận phương thức thanh toán mới. Bên cạnh đó, họ cũng luôn nghiên cứu, giám sát chặt chẽ tốc độ phát triển cũng như tính ổn định của những thị trường này.
Mới đây, ông Thomas Ko - giám đốc Samsung Pay toàn cầu cho biết ông đánh giá rất cao tiềm năng của Việt Nam - quốc gia thứ 19 trong dự án Samsung Pay, và khẳng định thị trường này hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu trên. Thậm chí, ông còn tiết lộ rằng Samsung đã ấp ủ dự án triển khai phương thức thanh toán di động của hãng tại đây từ hơn 1 năm trước với mong muốn đưa Samsung Pay trở nên phổ biến càng nhanh càng tốt.
Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng đối với dự án thanh toán di động của Samsung.
Để đạt được điều này, Samsung đã hợp tác chặt chẽ với NAPAS và tiến hành nghiên cứu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nhằm chuẩn bị hạ tầng chuyển mạch tài chính và hạ tầng số hóa thanh toán của NAPAS. Bên cạnh đó, họ cũng tích cực kết nối và mở rộng các đối tác của mình, trong đó bao gồm cả những tên tuổi lớn như VietcomBank, VietinBank hay BIDV.
Với mục tiêu đưa thông tin đến người dùng một cách nhanh chóng và chính xác nhất, ông Thomas Ko đánh giá quá trình ra mắt Samsung Pay tại Việt Nam diễn ra khá thuận lợi. Ông cũng hy vọng lượng người dùng dịch vụ thanh toán điện tử của Samsung sẽ đạt cột mốc 1 triệu người trong thời gian ngắn nhất.
Kenya thành công thì Việt Nam cũng sẽ làm được
Trong danh sách các quốc gia hỗ trợ thanh toán điện tử Samsung Pay, ngoài những cường quốc quen thuộc như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển ra thì không khó bắt gặp cả những nước đang phát triển, trong đó có Kenya - một quốc gia thuộc miền Đông Châu Phi.
Giải thích về lựa chọn này, ông Thomas Ko cho biết nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử của Kenya đang ngày càng trở nên cực kỳ cần thiết và là giải pháp hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại. Bắt đầu từ những giao dịch đơn giản như mua thực phẩm cho đến việc gửi tiền cho người thân, thanh toán di động trở thành một trợ thủ đắc lực không thể thiếu của người dân tại Kenya. Hiện tại, 50% tiền tệ của Kenya đã được giao dịch qua thanh toán di động và có nhiều người sử dụng smartphone chỉ để tham gia và trải nghiệm phương thức này.
Samsung đã nhìn ra tiềm năng thanh toán di động tại các quốc gia đang phát triển như Kenya và Việt Nam.
Từ đó có thể đối chiếu với trường hợp của Việt Nam - cũng là một quốc gia đang phát triển sở hữu điều kiện về mặt kinh tế, cơ sở vật chất cũng như công nghệ có phần nhỉnh hơn so với Kenya. Với sự bùng nổ của thị trường điện thoại di động như hiện nay, nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử tại đây đang ngày càng gia tăng. Ông Thomas Ko cho biết nếu Kenya có thể nhanh chóng áp dụng rộng rãi Samsung Pay thì Việt Nam cũng hoàn toàn có thể bắt kịp xu thế mới này. Đó chính là một trong những lý do vì sao Samsung lại quyết định triển khai dự án của mình tại thị trường nước ta sớm như vậy.
Việt Nam đã là một đối tác quá quen thuộc của Samsung
Không chỉ nắm trong tay những tiềm năng về mặt cơ sở vật chất, Việt Nam còn sở hữu một lợi thế to lớn cực kỳ có lợi cho Samsung: Nguồn khách hàng khổng lồ. Từ lâu, các sản phẩm smartphone của “ông lớn” đến từ Hàn Quốc đã được rất nhiều khách hàng Việt Nam ưa chuộng và tin dùng. Nhờ đó, Samsung vẫn luôn chiếm thị phần hàng đầu tại nước ta trong thời gian qua, với nhiều mẫu máy trải đều từ phân khúc cao cấp cho đến tầm trung gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng.
Các dòng smartphone của Samsung luôn chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam.
Mặt khác, Samsung cũng sở hữu cơ sở hạ tầng và phương tiện sản xuất tại Việt Nam cực kỳ hiện đại với đội ngũ nhân viên lên đến 120.000 người. Điển hình như khu nhà máy tại Bắc Ninh đã có khoảng hơn 40.000 người tham gia với điều kiện sinh sống và làm việc tiện nghi, đầy đủ các loại hình dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
Bên cạnh nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào, Samsung Pay còn thuyết phục người dùng nhờ thao tác sử dụng đơn giản, khả năng ứng dụng rộng rãi và đặc biệt là tính năng bảo mật ba lớp tuyệt đối an toàn.
Cụ thể, Samsung Pay sử dụng công nghệ mã hóa tokenization dựa trên nền tảng Samsung KNOX, kết hợp với những phương pháp sinh trắc học quen thuộc như quét vân tay, mống mắt để đảm bảo tuyệt đối các thông tin cá nhân nhạy cảm của khác hàng. Điều này giúp quá trình giao dịch diễn ra an toàn hơn và giải quyết hoàn toàn bài toán bảo mật tồn tại đã lâu trên nhiều loại thẻ nhựa.
Samsung Pay cực kỳ chú trọng vào bảo mật thông tin người dùng.
Ngoài ra, không giống như các đối thủ khác rất kén máy sử dụng, Samsung Pay lại hoạt động tương thích với cả thiết bị “truyền dữ liệu qua từ tính” MST lẫn “giao tiếp không dây tầm ngầm” NFC. Điều này đồng nghĩa với việc Samsung Pay có thể được sử dụng ở nhiều địa điểm hơn như siêu thị, nhà hàng và phù hợp với mọi loại đối tượng khách hàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời