Những hình ảnh xúc động về cuộc đời của Sudan, con tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất
Hình ảnh người kiểm lâm phủ phục bên thi thể chú tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất đã khiến vô số người yêu động vật chết lặng.
Sudan, cá thể tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất đã qua đời vào ngày 20/3 vừa qua tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya.
Năm nay tê giác Sudan đã được 45 năm tuổi, nó gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi già và hàng loạt bệnh nhiễm trùng. Tình trạng của Sudan trở nên trầm trọng vào Chủ nhật, nó không thể tự đứng dậy, lộ rõ sự đau đớn cùng cực.
Hình ảnh người kiểm lâm phủ phục bên thi thể chú tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất đã khiến vô số người yêu động vật chết lặng
Trước khi được những nhân viên thú y cách ly, nhiếp ảnh gia Ami Vitale đã kịp thời gặp mặt và chia tay người bạn cũ.
"Sự việc hôm qua khiến tôi hết sức đau lòng, dù gì tôi cũng đã kịp nói lời tạm biết", Vitale nói. "Sudan tựa đầu vào tôi, trời bỗng đổ mưa tầm tã, cũng giống như khi nó đến đây 9 năm trước."
Khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya trở thành ngôi nhà cuối cùng của tê giác trắng. Theo Vitale, ở đây chỉ có 8 kiểm lâm sẵn sang hi sinh mạng sống để bảo vệ những cá thể tê giác trắng cuối cùng. Sau khi Sudan qua đời, chỉ còn lại 2 con cái
Vitale gặp Sudan lần đầu tiên vào năm 2009, khi chú và ba con tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng được chuyển đến Kenya từ một vườn thú ở Cộng hòa Czech. Khi đó, số lượng tê giác trắng đang giảm chóng mặt vì nạn săn bắt trộm.
Những nhân viên kiểm lâm ở đây luôn phải để mắt đến lũ tê giác từng giây từng phút nhằm bảo vệ chúng. Tất cả đều hy vọng với khí hậu thuận lợi cũng như được tự do đi lang thang sẽ kích thích tê giác sinh sản. Thế nhưng giờ đây, chỉ còn 2 cá thể cái của loài tê giác trắng phía bắc là con gái Najin và cháu gái Fatu. Các nhà bảo tồn hy vọng việc thu thập dữ liệu di truyền của Sudan có thể hỗ trợ cho việc tái tạo giống trong tương lai.
"Với những ai canh giữ Sudan, điều này thực sự khó chấp nhận", Vitale nói. "Họ yêu Sudan, họ nói rằng họ thức dậy vào buổi sáng và gặp chú trước khi gặp con cái".
Sudan được nhân viên thú y an ủi trước khi qua đời
Sự tiếc thương lộ rõ trên khuôn mặt nhóm nhân viên kiểm lâm đã bầu bạn và bảo vệ Sudan suốt 9 năm qua
Vitale nói rằng Sudan là một sinh vật hiền lành, nhẹ nhàng và rất tình cảm.
"Những ngày đầu tiên trở về châu Phi cũng là đợt mưa khủng khiếp. Sudan thỏa thích lăn lộn trong bùn châu Phi lần đầu tiên như một đứa trẻ, đó là một hình ảnh đẹp khi trông thấy nó kết nối được với thiên nhiên nơi đây". Vitale hồi tưởng.
Cũng là những cơn mưa tầm tã đó vào thứ 2 vừa qua, Sudan đã qua đời.
Con gái Najin và cháu gái Fatu - 2 cá thể cái cuối cùng của loài tê giác trắng Bắc Phi
Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho loài tê giác trắng Bắc Phi. Những tiến bộ sinh học đã cho phép các nhà khoa học lưu giữ vật chất di truyền của Sudan, họ hi vọng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm sẽ cứu phân loài này khỏi nạn tuyệt chủng.
Sự ra đi của Sudan sẽ không vô nghĩa, nó đã đánh thức trái tim và nâng cao sự nhận thức về bảo tồn thiên nhiên hoang dã cho nhiều người trên thế giới.
Những ngày tháng cuối cùng của Sudan
Vitale là một trong số những nữ nhiếp ảnh gia làm việc cho National Geographic từ năm 2008. Cô luôn cảm thấy biết ơn loài tê giác vì chúng đã làm sự nghiệp của Vitale thay đổi.
Trong 10 năm đầu tiên của nghề nhiếp ảnh, Vitale tập trung vào những xung đột trên toàn thế giới. Đến năm 2009, cô bắt đầu tìm hiểu về tê giác.
"Lần đâu tiên trông thấy loài động vật cổ đại và to lớn này, trái tim tôi như vỡ vụn." Cô nói, "chúng đã tồn tại hàng triệu năm nhưng không thể tồn tại cùng loài người".
Sau khi Sudan ra đi, toàn bộ quỹ đạo công việc của Vitale thay đổi. Hiện tại, cô đang nỗ lực đưa đến thế giới hình ảnh chân thực nhất về gấu trúc, voi và hươu cao cổ.
"Trong thế giới 7 tỷ người, chúng ta phải nhìn nhận chính mình như một phần của trái đất", cô nói. "Vận mệnh của loài người gắn liền với động vật, dù sự liên kết đó rất phức tạp. Khi một loài biến mất, mọi thứ sẽ bắt đầu sụp đổ."
7 năm trước, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố rằng loài tê giác đen Tây Phi đã tuyệt chủng do nạn săn bắn lấy ngà.
Một trong những con tê giác trắng Bắc Phi được đưa khỏi vườn thú Cộng hòa Czech vào năm 2009
Những cá thể tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng trên trái đất
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4