Những thứ đồ hay ho nhất hội chợ đồ tự chế DIY: từ cánh tay robot khổng lồ nghiền nát ô tô, tới thiết bị sạc pin bằng cách đi bộ
Hàng năm, dân yêu thích đồ tự chế từ khắp ngõ ngách trên thế giới tụ họp lại, chia sẻ cho nhau những dự án vô cùng thú vị.
- DiWHY - Nơi tụ họp của những dự án tự chế đồ thất bại và vô cùng hài hước
- Bác già 61 tuổi tự mình lái thành công quả tên lửa tự chế lên không, nhằm chứng minh Trái Đất phẳng
- Ford đăng ký bằng sáng chế cho chiếc xe cảnh sát tự vận hành nhờ AI
- Cuối tuần này, bác già 61 tuổi sẽ dùng tên lửa tự chế bay lên không để chứng minh Trái Đất này là phẳng
Cuối tuần vừa rồi, hàng ngàn nghệ sĩ, thợ chế tác, những cá nhân thích vọc máy móc khắp thế giới đã hội tụ tại Sảnh Khoa học tại thành phố New York để tham dự Hội chợ Người chế tác – Maker Faire, một buổi gặp mặt hàng năm cho bất cứ ai đam mê đồ tự chế DYI. Năm 2006, tạp chí MAKE đã khởi xướng Maker Faire và từ đó cho tới nay, số người tham gia cứ đều đặn tăng theo từng năm.
Họ vẫn luôn có một mục đích: vinh danh "nghệ thuật, tác phẩm chế tác, dự án kĩ thuật, dự án khoa học và những lối suy nghĩ sáng tạo để làm ra đồ tự chế DIY". Không còn chỉ gói gọn trong phạm vi nước Mỹ, sự kiện này lôi kéo vô số người từ nhiều nước tham dự.
Trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện, người tới xem có thể tham dự hàng trăm buổi hướng dẫn chế tác, chiêm ngưỡng những phần cứng có khả năng in 3D bằng công nghệ mới, học những kĩ năng hay ho, tự tay tham dự những dự án công nghệ sáng tạo. Phóng viên Motherboard đã đặt chân tới Maker Faire, hãy cùng xem họ đã thấy những gì tại thành phố New York tráng lệ:
Đây là dự án Tay Người – Hand of Man, một cánh tay cơ khí khổng lồ, điều khiển bằng một chiếc găng điều khiển từ xa do Christian Ristow – người tạo ra nó – đeo trên tay. Nó chính là yếu tố thu hút khách tới hội chợ: bất kì ai cũng có thể thử đeo chiếc găng, tự tay đập phá một cái ô tô xem cảm giác ra sao.
Một loạt màn hình máy tính được trưng bày tại Sảnh Khoa học.
Người tới dự hội chợ có thể thuê nghệ sĩ trang trí xe cho mình.
Đây là một con lừa được tạo nên từ hàng trăm móng tay giả.
Những thợ chế tác còn là những nghệ sĩ. Những nghệ sĩ không chỉ biết chế tác, họ còn biết chơi cả nhạc. Họ là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ và nghệ thuật.
Đây là một nghệ sĩ đang chơi một cái violin máy cảm ứng bằng một thanh kiếm điện.
Họ tự chế xe đua để tranh tài với nhau. Có những chiếc đạt được tốc độ tới 48 km/h, không mang ra đua thì quả là phí phạm.
Xe to có cuộc đua riêng, xe nhỏ không chịu kém cạnh.
Thành viên nhóm Modern Forge – Lò rèn Hiện đại chỉ cho người xem thấy cách rèn dao từ đồ kim loại. Có một điều đáng tiếc: họ đã không đặt tên cho mình là Modern Forging.
Công ty Misty Robotics chỉ là dự án bên lề của Ian Bernstein. Vậy mà giờ họ đã là công ty thiết kế robot giúp việc có tiếng. Trogn ảnh là Misty II, con robot có giá 2.000 USD, có thể được lập trình theo ý người dùng.
Ô ngắm sao Planetarium Unbrella, chỉ được cho bạn cả tên và vị trí sao trên trời.
Một con robot R2-D2 hoạt động được. Trong phim Star Wars, con robot này không biết nói, chỉ biết "ú ớ" mấy tiếng bíp nên Câu lạc bộ Chế tạo R2-D2 không phải lo lắng nhiều quá.
Giày sạc, cho phép bạn sạc pin bằng cách đi bộ.
Con robot đang vẫy tay với người tới tham dự hội chợ. Không rõ là chào mừng hay tiễn khách.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming