Đây là mùa đông nóng lịch sử của nước Nga, khi nhiệt độ đạt mốc 6,3 độ C.
- Câu chuyện về chú chó Hachiko của nước Nga: Chờ đợi người chủ tan làm mỗi ngày để về cùng nhau
- "Nạn nhân" đầu tiên mất việc vì AI - kiện tướng cờ vua Nga tin rằng tiếp theo sẽ đến lượt người lao động
- Các nhà khoa học Nga nghiên cứu thuốc “diệt” virus corona bắt nguồn từ TQ
- Được mệnh danh là cậu bé khỏe nhất nước Nga, 11 tuổi nâng thành công tạ 100 kg
- Sử dụng mạng neural nhân tạo, viện nghiên cứu Nga đọc được tín hiệu não bộ, dịch nó thành hình ảnh trong thời gian thực
Khi nghĩ tới nước Nga, điều đầu tiên chúng ta mường tượng tới là cái rét buốt tràn xuống từ Cực Bắc. Nhưng có lẽ biến đổi khí hậu sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ thôi, mọi thứ đang diễn ra theo chiều hướng khó lường, ít nhiều xấu đi.
Moscow trải qua mùa đông đầu tiên trong lịch sử với nhiệt độ cao hơn mức nước đóng băng; nhiệt độ trung bình của thành phố giá rét này trong mùa đông năm nay đạt tới 6,3 độ C. Đây không phải nơi duy nhất chứng kiến cảnh tượng lạ, nhiều nơi khác của lục địa Âu Á cũng nóng hơn và ít tuyết hơn trong những tháng đầu năm 2020.
Chúng ta đang sống trong thời đại của các kỷ lục nhiệt độ, nhưng một Moscow ấm áp hơn thường lệ trong ngày đông khiến nhiều người rùng mình. Mùa đông Moscow kéo dài từ tháng Mười hai cho tới tháng Hai, vốn mang cái lạnh khiến người ta phải nhung nhớ, cái lạnh đi hẳn vào tiềm thức bất kỳ ai thăm Moscow; lần cuối Moscow nóng như thế này trong mùa đông là hồi năm 1961, khi nhiệt độ trung bình chạm mốc 2,8 độ C. Để ăn mừng năm mới, người dân Moscow đã phải dùng tuyết giả, chở tới bằng xe tải từ ngoài thành phố.
“Chúng tôi không thể gọi đây là mùa đông được”, Tatiana Pozdnyakova, trưởng ban kỹ thuật của Sở Dự báo thời Tiết Moscow cho hay. “Nhiệt độ cả mùa hầu như chỉ trên dưới mốc 'không' thôi. Chúng tôi không rõ liệu mùa đông đã tới chưa, hay thời tiết đã chuyển biến thẳng từ thu sang xuân?”.
Nước Nga chứng kiến tháng Mười hai và tháng Một nóng nhất trong lịch sử. Theo nhiều nguồn tin, mùa đông trên nhiều vùng khác của Nga cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiệt độ cũng không dừng trên biên giới đất nước rộng lớn này, đã lan ra cả Châu Âu, ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề và nhiều hoạt động trồng trọt; người dân Đức không thể chế biến được rượu vang đá lạnh khi nhiệt độ tăng quá cao, khiến nho không thể đông lạnh và cô đọng hương vị được như mọi năm.
“Câu trả lời chính để giải thích lý do tại sao Moscow lại đặc biệt ấm trong mùa đông này là áp suất không khí thấp tồn tại ở khu vực Tây Bắc Moscow tạo ra dòng không khí chảy liên tục về hướng Tây/Tây Nam suốt 3 tháng mùa đông”, Judan Cohen, nhà khoa học khí quyển đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Không khí và Môi trường, cho hay.
Những đợt gió nảy đẩy khí ấm tràn ra toàn Moscow và những khu vực lân cận, chúng bị ảnh hưởng một phần bởi Dao động Bắc Cực - Arctic Oscillation, là dòng không khí tác động tới Bán Cầu Bắc. Các nhà khí tượng học có thể nhận ra chúng dễ dàng bởi áp suất không khí cao xuất hiện tại Bắc Đại Tây Dương và các dòng gió mạnh thổi quanh Bắc Cực. Gió mạnh khiến không khí lạnh bị kìm chặt trong phạm vi Bắc Cực, đồng thời cho phép khí nóng tràn xuống phía Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"