Phát hiện loài "giun" khổng lồ kỳ dị bậc nhất thế giới, ăn cả khí thối rất độc hydro sulfide

    NPQM,  

    Gần như không có manh mối dù đã xuất hiện những dấu hiệu ban đầu từ những năm 1700, kiến thức sinh vật học của con người trên hành tinh vẫn còn rất nhiều phải trau dồi và nghiên cứu.

    Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một loài trai có hình dạng giống con rắn hay lươn một cách kỳ dị sống ở vịnh Philippines. Với chiều dài khoảng 1,5m và rộng 2 inch, những sinh vật này được biết đến là một trong những loài dài nhất của họ động vật có vỏ hiện còn tồn tại đến ngày nay, và đặc biệt, vẻ ngoài của chúng trông khá đáng sợ và khác biệt, ít khi được chứng kiến so với hình dung trước đó.

    Tên khoa học Kuphus polythalamia, loài vật to lớn khác thường so với những người anh em họ hàng của nó này thực chất không phải là giun hay rắn gì, và cũng chưa từng có ghi chép tài liệu gì về chúng trước đây. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu đã từng được để ý tới, đó là chiếc vỏ có hình thù như ngà voi có xuất hiện nhưng chủ thể sống trong đó thì không được tìm thấy kèm theo. Những mẫu vỏ này được đưa vào văn bản khoa học lần đầu vào thập niên 1700, có những lúc được bán cho những nhà sưu tập đặc biệt, nhưng nói chung, cả khoảng thời gian sau đó, giới khoa học vẫn không tìm ra cái nào nguyên vẹn có sinh vật sống bên trong.

    Thực tế thì Margo Haygood, giáo sư hóa dược tại Đại học Utah cùng những đồng nghiệp của mình cũng có biết giới hạn khu vực liên quan đến nơi sống của loài vật này vì sự xuất hiện với mật độ cao của những chiếc vỏ tại vùng vịnh nước nông của Philippines. Sau đó, các nhà thực nghiệm đã tiến hành thu thập 5 mẫu vật về nghiên cứu, sau đó công bố kết quả lên tạp chí PNAS.

    Các chuyên gia khi mang về đã tỉ mỉ tách sinh vật bên trong ra và phân tích, xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết. Dù vậy, một vài lời giải đáp cần thiết vẫn không vì thế mà được chúng hé lộ dễ dàng, vì họ vẫn bối rối chưa thể biết được lý do tại sao chúng có kích cỡ lớn được đến như vậy. Vỏ bao quanh được đóng kín miệng, nên khả năng chúng ăn những chất lắng cạn dưới đáy bùn được loại bỏ, nhưng những dấu vết chất thải bài tiết ở hệ tiêu hóa vẫn được tìm thấy. Vậy thức ăn chúng tiêu thụ là gì?

    Được biết, những loài họ hàng của chúng có tập tính sống trong những thanh gỗ ẩm ướt chìm dưới nước, tiêu hóa các mảnh gỗ từ bên trong nhờ sự trợ giúp của các vi khuẩn cộng sinh. Nhưng loài "giun" khổng lồ này lại dễ dãi hơn một chút, không phụ thuộc vào duy nhất các mẩu gỗ mà còn cả các chất cặn lắng dưới đáy nước, nên nguồn thức ăn được tiêu thụ thích nghi cũng nhiều hơn.

    Haywood và đội nghiên cứu còn tính toán đến khả năng loài vật này có thể dùng cả chất hydro sulfide (khí thối, rất độc) phát ra bởi các xác động/thực vật thối rữa ở vùng nước vịnh này. Tuy nhiên, chất hóa học này không hẳn là nhiều dinh dưỡng đủ để cho kích cỡ to lớn đó.

    Những vi khuẩn cộng sinh kia sẽ có chức năng hỗ trợ tiêu hóa các hợp chất vô cơ, đồng thời tạo ra thêm nhiều chất carbon dinh dưỡng. Các nhà khoa học phát hiện ra điều đó nhờ kính hiển vi điện tử, nghiên cứu bên trong các cơ quan mật thiết của chúng.

    Khám phá loài sinh vật kỳ dị

    "Chúng ta thường nghĩ rằng giới khoa học đã khám phá rất nhiều loài sinh vật trên hành tinh này, nhưng sự thực là vẫn còn hàng tá bí ẩn nữa mà con người không thể nào biết trước," Haywood chia sẻ. "Chúng ta cũng không nên tự tin quá về khả năng có sẵn của con người, nhất là trên khía cạnh liên quan đến sinh vật học."

    Tham khảo: TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ