Phó Chủ tịch Apple trả lời tất tật về FaceID: cầm góc nào cũng mở được, đeo kính râm cũng mở được, Apple không giữ dữ liệu cá nhân
Những câu hỏi ta chưa thể có câu trả lời chắc chắn cho tới khi ta cầm được chiếc iPhone trên tay.
- Đây là giải thích đơn giản nhất về cách tính năng FaceID hoạt động trên iPhone X, tốc độ nhận dạng một phần triệu giây
- Giá trị của khuôn mặt: 7 điều về bảo mật nhận dạng khuôn mặt có thể có trong chiếc iPhone 8 ra mắt tháng tới
- Gặp gỡ những tân binh mới nhất của lực lượng cảnh sát Dubai: xe tự động với công nghệ nhận dạng khuôn mặt
- Hơn 4 năm nữa, tính năng nhận dạng khuôn mặt mới an toàn để sử dụng cho các giao dịch tài chính
Nhìn chung, Face ID có lẽ là thứ được nói tới nhiều nhất trong buổi ra mắt iPhone tuần vừa rồi. Dù là trên sân khấu kia, Apple tỏ ra rất nghiêm túc trong việc tạo ra một hệ thống bảo mật tiên tiến, nhưng người ta vẫn đặt ra vô vàn câu hỏi về sự hiệu quả, tính an toàn của một thiết bị sử dụng chính mặt bạn làm chìa khóa cho mọi thứ - công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Để trả lời những câu hỏi ấy, phóng viên TechCrunch đã liên lạc với Craig Federighi, hiện đang là Phó Chủ tịch Apple. Lướt qua những câu hỏi thường gặp một cách nhanh chóng, phóng viên tập trung hơn vào việc liệu Apple có đã và đang nghe những lời phản hồi từ Apple về công nghệ “cũ mà mới” này không.
Đầu tiên, đó là việc tạo nên Face ID
Trên sân khấu của ngày trọng đại ấy, Phil Schiller – giám đốc marketing của Apple – nói rằng họ đã thu thập hơn một tỉ hình ảnh về để “huấn luyện” Face ID. Federighi nói rằng Apple còn làm nhiều hơn thế.
“Phil nói rằng chúng tôi đã mang về một tỉ hình ảnh và tiến hành thu thập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới để đảm bảo rằng mình có một bộ dữ liệu đầy đủ nhất, được sử dụng cả để thử nghiệm và xác nhận rằng tỉ lệ nhận dạng khuôn mặt phải thật cao”, Federighi nói. “Đây hoàn toàn không đơn giản như lên mạng tải ảnh về”.
Đặc biệt là những tấm ảnh cần độ chính xác, chân thực – một khuôn mặt người dùng vào mục đích bảo mật. Những hình ảnh ấy cần phải được lấy từ nhiều góc độ, chứa rất nhiều chi tiết để hệ thống Face ID có được những “tư liệu học tập” chân thực nhất, chính xác nhất.
Phóng viên hỏi rằng Apple đã làm gì với những thông tin ấy, và Federighi trả lời rằng:
“Chúng tôi lưu lại được một bản đồ chiều sâu chân thực, chính xác từ những dữ liệu thu được và chúng tôi bảo vệ nó. Khi huấn luyện những hệ thống như thế này và đưa vào những thuật toán, bạn sẽ muốn dữ liệu cảm biếm thô để sử dụng về sau và để phát triển, tối ưu hóa chúng lên”.
Và Federighi đặc biệt nhấn mạnh điều này: Apple không hề thu thập bất kì thông tin nào từ người dùng. “Chúng tôi không hề lưu bất kì dữ liệu nào về khuôn mặt bạn, nó đều nằm trên thiết bị, chúng tôi không gửi gì về để làm dữ liệu huấn luyện cho hệ thống”.
Khi mà bạn thay đổi kiểu tóc, mọc thêm (hay cạo) râu, thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ, hành động tự học dữ liệu mới tự nhận dạng khuôn mặt đã thay đổi đều được thực hiện ngay trên thiết bị Táo. Không một dữ liệu nào được gửi ngược về lưu trữ đám mây của Apple, và họ cũng khẳng định luôn rằng sẽ chẳng ai, với bất kì cái giá nào, có thể mua được quyền truy cập những thông tin ấy.
Cũng có thể hiểu Apple đã khẳng định rằng, bảo mật của dữ liệu Face ID là tuyệt đối.
Thế nếu cơ quan chức năng yêu cầu dữ liệu thì Apple tính sao?
Câu hỏi này đơn giản vì nó đã được trả lời bằng Touch ID rồi: Apple sẽ chẳng đưa thông tin gì cho các nhà cầm quyền cả. Bản thân họ cũng chẳng giữ, chẳng phân tích những dữ liệu ấy. Dữ liệu sẽ chẳng đi đâu, sẽ luôn nằm trên thiết bị của bạn.
Có những người thích bảo mật hai lớp: vừa dùng khuôn mặt mình lại vừa dùng một cái mật khẩu dài dằng dặc. Federighi nói rằng khách hàng của Apple có những người muốn thế, và họ cũng đã bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, nó sẽ thuộc về những bản cập nhật tương lai.
Vậy làm sao để “khóa nhanh” tính năng Face ID này trong những trường hợp bất ngờ, ví dụ như bạn bị một tên cướp yêu cầu bạn đưa điện thoại cho hắn?
“Ở những dòng điện thoại cũ hơn, thao tác khẩn cấp sẽ là nháy 5 lần nút nguồn, nhưng ở những chiếc iPhone 8 và iPhone X này, nếu bạn giữ nút bên một lúc – máy sẽ hiển thị màn hình tắt nguồn. Tuy nhiên, nó cũng sẽ có khả năng tắt Face ID”, Federighi nói. “Vì thế, nếu trường hợp không may xảy ra, bạn chỉ cần giữ nút bên một lúc là máy sẽ vô hiệu hóa Face ID. Đây cũng là phương pháp vô hiệu hóa Touch ID tương tự với Touch ID của iPhone 8”.
Có một điều người ta hay nhầm: nhận dạng khuôn mặt của Face ID sẽ không phóng ra bất kì một thứ ánh sáng nhìn thấy được nào. Nhiều người vẫn cứ lo sợ về vấn đề này. Thực chất, hệ thống nhận dạng khuôn mặt này chỉ sử dụng ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng hiện có trong môi trường xung quanh.
Còn một vài điều khác nữa:
- Nếu như bạn không sử dụng Face ID trong 48 giờ, hay bạn vừa khởi động lại điện thoại, máy sẽ yêu cầu mật khẩu.
- Nếu như bạn dùng mặt để mở khóa mà thất bại 5 lần liên tiếp, máy sẽ quay trở về dùng mật khẩu thường.
- Bạn sẽ được hỏi về việc sử dụng mật khẩu nếu như bạn chưa dùng mật khẩu mở khóa trong 6,5 ngày gần đây và nếu bạn chưa mở được khóa bằng Face ID trong vòng 4 tiếng.
- Federighi khẳng định rằng Apple sẽ đưa ra một bản hướng dẫn bảo mật về Face ID gần ngày ra mắt iPhone X. Vì thế, bất kì ai có ý định đào sâu nghiên cứu và tìm hiệu, họ SẼ có một bộ tài liệu vô cùng chi tiết về hệ thống bảo mật tiên tiến này.
Việc sử dụng Face ID
Nó hiệu quả tới mức nào? Rất nhiều người may mắn được thử đã nói rằng ở bất kì điều kiện ánh sáng nào, nhận dạng khuôn mặt của Apple đều hoạt động rất tốt.
“Truyền thuyết” kể lại rằng: nếu bạn cầm điện thoại lên và quẹt lên để mở khóa, rất có thể là Face ID sẽ nhận dạng thành công mặt bạn, mở khóa ra trước cả lúc bạn quẹt ngón tay xong. Đó là giai thoại mà người ta kể lại về tốc độ mở khóa của máy.
Federighi cũng khẳng định rằng đa số kính râm sẽ không phải trở ngại của Face ID.
Face ID yêu cầu mắt bạn, mũi và miệng bạn phải hiện diện. Điều này đồng nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp bạn không sử dụng được mặt mình để mở khóa.
Nếu người dùng bị mù hoặc tạm thời không sử dụng được mắt, bạn hiển nhiên sẽ không thể nhìn thẳng vào máy để tiến hành nhận dạng khuôn mặt được. Lúc đó, bạn sẽ phải tắt chức năng “phát hiện sự chú ý – attention detection” của iPhone. Bạn sẽ vẫn dùng được Face ID, nhưng bạn sẽ phải hi sinh đi một vài cấp độ bảo mật.
Và nếu bạn đang đeo khẩu trang, mù trùm, v.v... bạn sẽ không thể sử dụng Face ID – khá hiển nhiên. Nhưng điều này cũng chẳng khác Touch ID là mấy: khi bạn đeo găng tay, khi tay bạn ướt thì khả năng nhận dạng vân tay cũng vô dụng.
Một câu hỏi khác được nhiều người nhắc tới: ở góc độ nào, ở khoảng cách nào thì dùng mặt mở khóa được iPhone?
“Khá giống với khoảng cách thông thường bạn sử dụng để chụp ảnh bằng camera trước”, Federighi nói. “Một khi mắt và miệng bạn vào được tầm nhìn của camera – thì gần như từ góc nào cũng có thể mở khóa được. Về cơ bản, mọi góc nhìn tự nhiên đều là lý tưởng”.
Hiển nhiên là những góc nhìn ấy cũng bị hạn chế vài phần bởi hệ thống “phát hiện sự chú ý – attention detection”. Không thể trách nó được, nó là hệ thống đảm bảo rằng không ai mở khóa được iPhone của bạn khi bạn đang ngủ, không ai đứng từ xa giơ máy lên mặt bạn để mở khóa được: bạn cần chú ý tới cái máy để máy nhìn thấy ánh mắt bạn.
Hiển nhiên là hàng chưa có, chưa có ai thực sự trải nghiệm được tính năng này trên iPhone. Nhưng dựa theo những thông tin ta đã được cung cấp này, thì người dùng sẽ sớm thích ứng được với việc sử dụng mặt mình làm chìa khóa thôi.
Như đã nói ở trên, Apple rất tận tụy trong việc tự đi thu thập dữ liệu khuôn mặt – mọi kiểu mặt, mọi góc độ - để huấn luyện Face ID được hoàn hảo. Nhưng chẳng hệ thống nào hoàn hảo, ta sẽ phải chờ sản phẩm thực sự tới tay người dùng thì mới có thể đánh giá được chức năng nhận diện khuôn mặt này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android