Quá dồi dào thuỷ điện, quốc gia ‘hạnh phúc nhất thế giới’ âm thầm tận dụng để đào Bitcoin
Buhtan đã bắt đầu đào Bitcoin cách đây vài năm, nhưng chưa bao giờ được công khai.
- Chi bộn tiền để tích hợp công nghệ AI của ChatGPT, Microsoft Edge vẫn đang là kẻ thua cuộc trước Safari
- Bắt đối tượng quản trị 18 trang web nhái các báo để tống tiền nhiều chủ tịch phường ở Hà Nội
- Apple khiến các ngân hàng truyền thống run sợ: Hút gần 1 tỷ USD tiền gửi tiết kiệm chỉ trong 4 ngày, 2 tỷ người dùng iPhone 'bị khóa' trong hệ sinh thái khủng
- Cho người chơi dùng BitTorrent tải game, NPH khốn khổ tiếp tục gặp 'hạn' mới, mất cả tiền lẫn tiếng
- Từng dự báo Bitcoin tăng lên 200.000 USD, tín đồ lâu năm tuyên bố: "Tiền số đã chết ở Mỹ"
Buhtan và công ty Bitdeer Technologies Group hiện đang có kế hoạch tìm kiếm các nhà đầu tư cho quỹ trị giá lên tới 500 triệu USD. Quỹ này sẽ được sử dụng để phát triển khai thác tiền số xanh ở vương quốc của dãy Himalaya.
Theo tuyên bố chung hôm 3/5, hoạt động gây quỹ sẽ bắt đầu từ cuối tháng 5 với mục tiêu thiết lập quá trình khai thác tiền số không carbon, nhằm tận dụng nguồn thuỷ điện dồi dào của Buhtan.
Đào tiền số là cách ít rủi ro nhất để Buhtan khai thác cơ hội từ loại tài sản này. CEO Ujjwal Deep Dahal của công ty cổ phần Druk Holding & Investments thuộc sở hữu nhà nước cho biết quốc gia này hiện sẽ tập trung vào Bitcoin.
Chiến lược kinh tế
Buhtan là quốc gia có nhiều rừng, vị trí địa lý nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Dân số Buhtan khoảng 777.000 người. Từ lâu, quốc gia này đã tìm cách đa dạng hoá nền kinh tế vốn bị phụ thuộc vào nguồn thu từ thuỷ điện.
Công ty Druk quản lý các khoản đầu tư của chính phủ vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, công nghệ, năng lượng, bất động sản cũng như đầu tư và khai thác tiền điện tử theo chiến lược “hướng tới tương lai”.
Các thợ đào Bitcoin chạy đua để giải những bài toán phức tạp bằng các giàn máy tính tiêu hao nhiều năng lượng. Đổi lại, họ sẽ đào được những token mới. Điều đó cũng đã dẫn tới nhiều chỉ trích về hậu quả môi trường, khi nhiên liệu hoá thạch được sử dụng trong quá trình khai thác.
Năm ngoái, những thợ đào tiền số đã bị một phen lao đao khi giá Bitcoin lao dốc, chi phí năng lượng và sự cạnh tranh gia tăng. Sang năm 2023, các điều kiện dần cải thiện, trong bối cảnh thị trường tiền số phục hồi.
Công ty Bitdeer có trụ sở tại Singapore, thuộc sở hữu của doanh nhân Trung Quốc Jihan Wu. Đây là một trong những công ty khai thác tiền số hàng đầu và sở hữu một trong những trung tâm hàng đầu ở Texas, Mỹ. Công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 4/2023, sau thoả thuận sáp nhập với một SPAC (công ty mua lại mục đích đặc biệt) tại Mỹ.
Tiến độ dự án
Bitdeer dự kiến sẽ thiết lập một hoạt động đào sử dụng 100 MW ở Buhtan. Hoạt động xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 2 và hoàn thành trong khoảng tháng 7 cho đến tháng 9.
CEO Matt Linghui Kong của Bitdeer cho biết công ty này và Druk cũng sẽ đầu tư vào quỹ mới theo kế hoạch.
Druk đã mạo hiểm đào tiền số nhiều năm qua, từ khi Bitcoin ở mức 5.000 USD. Công ty này cũng có một số khoản đầu tư vào các ngân hàng tiền số đã phá sản của Mỹ là BlockFi Inc. và Celsius Network LLC. Nhưng chúng chỉ là phần nhỏ trong danh mục đầu tư của Druk và đã được “giải quyết”.
Bitcoin đã từng đạt mức kỷ lục gần 69.000 USD trong thời kỳ bùng nổ tiền điện tử với đỉnh điểm là năm 2021. Đồng tiền số lớn nhất thế giới sau đó đã giảm xuống dưới 16.000 USD vào năm 2022, sau đó tăng trở lại quanh mức 28.500 USD.
Bước đầu tư đột phá của Buhtan vào thế giới tiền số đầy biến động là một động thái đáng chú ý. Vì quốc gia này từng nổi tiếng với việc sử dụng "Tổng Hạnh phúc Quốc gia” (GNH) bên cạnh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đánh giá thành công về kinh tế. Thước đo này tính đến nhiều khía cạnh như sức khoẻ tinh thần và sự đa dạng sinh thái để đo lường mức sống.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời