Sau khi "nướng" nhiều robot thăm dò thì người ta cũng khám phá được chuyện gì xảy ra ở sự cố Fukushima
Đã 6 năm kể từ khi sự cố hạt nhân tại các lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi xảy ra. Các đội cứu hộ cuối cùng đã tạo nên những bước tiến mới trong việc khám phá ra diễn biến tại hiện trường vụ thảm họa.
Theo tờ Nhật báo Nhật Bản, một trong những robot tàu ngầm điều khiển từ xa của Toshiba thuộc Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) đã thực hiện thành công việc tuần tra bên trong lò phản ứng số 3 tại Fukushima để khám phá những mầm mống gây ra các vụ nổ nhiên liệu. Những vật chất lơ lửng như thạch nhũ xung quanh đài kiểm soát Rod Drive, đó có thể là tàn dư của các cần điểu khiển nhiên liệu đã tan chảy và bị cháy dưới đáy bình áp suất của lò phản ứng đã mất điện trong trận sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Việc phát hiện ra những tàn dư là một bước tiến lớn trong quá trình Tepco bắt đầu thực hiện các thao tác dọn dẹp. Tepco trước đây đã sử dụng robot để điều tra các lò phản ứng. Tuy vậy, với mức bức xạ 650 sievert trên giờ(đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại), tất cả các mạch của họ đã bị “chiên giòn” trong vài phút (con người sẽ chết trong một giây). Công việc tiếp theo của Tepco là phân loại các loại nhiên liệu để robot biết cần phải tìm kiếm những gì cho các cuộc điều tra trong tương lai.
Takahiro Kimoto, đại diện phát ngôn của Tepco cho hay: “Từ những bức ảnh chụp được hôm nay, có thể thấy rằng một vài vật liệu xây dựng bị nung chảy đã được phát hiện trong lò phản ứng. Các nhà khoa học suy đoán rằng đó chính là do các thanh nhiên liệu cung cấp cho các lò phản ứng đã trở nên quá nóng, nung chảy vách lò và thoát ra ngoài”. Sau đó, ông Kimoto xác nhận rằng nhóm nghiên cứu đã suy nghĩ về cách thức để phân tích chính xác đối tượng này như nhiên liệu hạt nhân tái kết cấu.
Thước phim ghi lại những gì xảy ra bên trong lò phản ứng.
Tepco bắt tay vào nghiên cứu việc loại bỏ các nhiên liệu tái kết cấu vào mùa hè này, với thủ tục thực tế sẽ diễn ra vào năm 2021. Toàn bộ quá trình trì hoãn các hoạt động tại lò phản ứng dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 1,6 triệu tỉ đồng và mất khoảng 40 năm để hoàn thành.
Việc loại bỏ các nhiên liệu tan chảy từ lò phản ứng không chỉ là cột mốc khởi đầu cho quá trình dọn dẹp, mà còn là một cơ hội để tìm hiểu những gì đã thực sự xảy ra bên trong lò phản ứng, từ đó sẽ tìm ra cách thức để ngăn chặn chúng. Các nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và lò phản ứng có thể cứu rỗi hàng triệu sinh linh tại Nhật Bản.
Một bài báo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học vào tháng 5 nói rằng các chuyên gia về hạt nhân tại Mỹ tin là vào “việc phân tích sai lầm” có thể dẫn đến một trận hoả hoạn thảm khốc tại bất kì lò phản ứng hạt nhân nào ở Mỹ. Chỉ cần một trận động đất diện rộng hay một cuộc tấn công khủng bố sẽ khiến khoảng 8 triệu dân phải di dời xa các lò phản ứng.
Thật kì lạ, Tepco tin rằng khu dân cư Fukushima ở xung quanh các lò phản ứng nên được giữ an toàn và cả quá trình di dời dân cư diễn ra vào năm ngoái. Thách thức lớn nhất đối với việc di dời dân cư nằm ở việc đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm và không xâm nhập vào đại dương.
Nếu viễn cảnh của thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima xảy ra thật, hãy nhớ rằng Mỹ là quốc gia đầu tiên đã dùng bom nguyên tử để giải quyết các mâu thuẫn, và nước này đã có 2065 vụ thử hạt nhân được ghi lại trong lịch sử.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI