Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát

    PnM,  
    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát

    Sau nửa năm mua máy rửa bát quốc dân series 4 của Bosch, bây giờ tôi nghĩ rằng cuộc sống thiếu nó sẽ thật là khó khăn!

    Ở bài trước, tôi đã chia sẻ với các bạn đánh giá về 4/8 tiêu chí của chiếc máy rửa bát quốc dân serie 4 Bosch SMS46MI07E. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng đi qua nốt những tiêu chí còn lại và tổng kết xem: Liệu có đáng khi bỏ ra gần 19 triệu đồng để mua nó về không nhé!

    5. Về khả năng làm sạch

    Trong phần lớn thời gian, mọi bát đũa, nồi xoong đều sạch bong, thậm chí những vết ố trên đồ inox do nước trà lâu ngày gây ra cũng được làm trắng tinh như mới mua.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 1.

    Chiếc bình giữ nhiệt bị ố do đựng chè 4 năm liên tiếp - nay đã sạch bóng nhờ máy rửa bát SMS46MI07E

    Tuy nhiên, sau một vài lần thử nghiệm cho máy rửa những vết bẩn cứng đầu như nồi xoong bị cháy, đồ nếp khô... nhưng kết quả không được như kỳ vọng thì về sau này tôi đều ngâm nước cho mềm ra hoặc cọ gần sạch trước khi cho vào máy. 

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 2.

    Nồi kho thịt bị cháy đen thui thế này...

    Theo nhiều người đã từng sử dụng máy rửa bát nói chung thì đây là tình trạng thường gặp ở bất cứ máy rửa bát nào nên tôi cũng thấy yên tâm.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 3.

    ... thì máy rửa bát cũng không thể làm sạch được

    Cũng có đôi khi tôi gặp tình trạng đồ vẫn bị bám bẩn sau khi rửa. Có hai trường hợp:

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 4.

    Một là do cách sắp xếp bát đĩa của chúng tôi khiến cho cánh tay phun bị chặn, bị vướng nên tia nước không len lỏi được vào mọi ngóc ngách của đồ cần rửa nên những chỗ nào bị che khuất sẽ không sạch, hoặc đồ nhẹ bị các tia nước bắn bật ngửa lên thành ra bị đọng nước;

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 5.

    Trường hợp thứ 2 khá bí hiểm: vì nguyên nhân khó hiểu nào đó thi thoảng xuất hiện những vết mờ mờ bám trên đồ thủy tinh hoặc nồi xoong. Dù sau đó tôi cho máy rửa lại một lần nữa toàn chu trình thì vết bẩn vẫn còn đó, nhưng nếu dùng nước thường để rửa qua thì lại rất dễ dàng???

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 6.

    Chiếc nồi bị bám bẩn khá khỏ hiểu

    Bên cạnh đó, một số đồ bằng nhôm hoặc chống dính (nồi, chảo) tôi cũng vẫn phải rửa bằng tay vì sợ tia nước mạnh của máy sẽ làm bong lớp chống dính hoặc bị phản ứng hóa học. Bên cạnh đó, một số đồ nhựa không chịu nhiệt sẽ bị biến dạng vì nước nóng.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 7.

    Đây vừa là đặc điểm của máy rửa bát (dùng áp lực nước cao + hóa chất rửa), vừa do tôi sợ hỏng đồ chứ chưa hẳn là nhược điểm của máy rửa bát.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 8.

    Nồi chất lượng kém sẽ có khả năng bị ô xy hóa khi rửa bằng máy rửa bát

    Tóm lại, khả năng làm sạch của máy rửa bát SMS46MI07E khiến tôi tương đối hài lòng.

    6. Về độ khô ráo

    Hầu hết máy rửa bát Bosch từ serie 6 trở xuống đều sử dụng công nghệ sấy ngưng tụ, nghĩa là dùng nước nóng ở chu kỳ xả cuối cùng để làm khô bát đĩa do hơi nước nóng bốc lên, ngưng tụ rồi chảy đi. Công nghệ sấy này tiết kiệm và an toàn hơn nhiều so với dùng thanh nhiệt như ở máy rửa bát truyền thống.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 9.

    SMS46MI07E tự hé cửa sau khi rửa xong ở chế độ Eco

    SMS46MI07E, SMS46MI05E hay SMS46NI05E được nhiều người săn đón bởi nó có tính năng tự hé cửa sau khi rửa xong (ở chế độ Eco) để giúp bát đũa thêm khô, làm bay hơi nước cũng như mùi hóa chất rửa.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 10.

    Bản lề của SMS46MI07E có thể mở bằng tay khá linh hoạt ở nhiều vị trí: mở hé, mở rộng cho đến há miệng rất rộng. Bát đũa của bữa hôm trước chờ rửa do vậy cũng không sợ bị mùi hôi khi để trong không gian kín.

    Tuy nhiên, kiểu sấy và hé cửa này có hai nhược điểm:

    Thứ nhất là đồ dùng bằng nhựa, trôn bát hoặc những khu vực dễ đọng nước trên nồi, xoong, nắp nhựa... không thế khô hoàn toàn được.

    Thứ hai là nếu nhà bạn có chuột, gián thì có khả năng chúng sẽ chui vào bên trong khoang rửa khi cửa hé mở.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 11.

    Đồ nhựa khó khô hoàn toàn với cơ chế sấy ngưng tụ của SMS46MI07E

    Tóm lại thì chức năng sấy ở sản phẩm này khá tốt và cải tiến hơn nhiều loại máy rửa bát khác trên thị trường, nhưng vẫn còn thua kém công nghệ sấy bằng đá Zeolith ở máy rửa bát Bosch Serie 8 và một vài mẫu Serie 6. Điều này dễ hiểu bởi giá của SMS46MI07E chỉ dưới 19 triệu, trong khi mẫu rẻ nhất của Seri 6 có sấy bằng đá Zeolith cũng phải trên 23 triệu.

    7. Về mức độ tiêu thụ điện, nước

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 12.

    Tôi đã từng có bài chia sẻ chi tiết về mức độ tiêu hao điện, nước cho 1 lần rửa ở chế độ Eco của máy rửa bát SMS46MI07Eở đây. Tóm tắt nhanh cho các bạn chưa xem thì một lần rửa chỉ hết khoảng 9 lít nước và 1 nghìn đồng tiền điện mà thôi.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 13.

    Một mẻ rửa trong 3 tiếng 7 phút tiêu thụ 0.63 KWh

    Như vậy là quá ổn so với rửa tay, đặc biệt là trong những ngày đông giá rét – vừa nhàn thân, vừa không tốn điện bật bình nóng lạnh chỉ để phục vụ cho việc rửa bát.

    Đo điện năng và nước tiêu thụ của máy rửa bát SMS46MI07E: quá tiết kiệm luôn!

    8. Về tiền hóa chất rửa, muối rửa

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 15.

    Trong bài về tiền hóa chất rửa ở đây, tôi tạm tính toán rằng chi phí sẽ rơi vào khoảng 150K-300K/tháng. Trên thực tế, chai nước bóng dung tích 1L tôi mua có giá 140K dùng 4 tháng nay (đã phải đổ thêm 3 lần theo đèn báo trên máy) vẫn chưa hết 1/4, còn muối thì chưa phải châm thêm lần nào. Cộng với cách sử dụng "2 ngày/lần" của gia đình tôi thì số tiền này chắc chắn còn thấp hơn nữa.

    Sau nửa năm sử dụng, nay tôi đã hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng "chi cả nghìn đô" mua máy rửa bát - Ảnh 16.

    Tổng kết

    Tóm lại, sau nửa năm sử dụng máy rửa bát series 4 quốc dân SMS46MI07E, tôi thấy gần như chẳng chê điểm gì, họa chăng chỉ là đôi lần bát không được sạch như ý muốn. Còn lại thì có thể kể ra rất nhiều ưu điểm của nó như:

    + Bát đũa luôn sạch sẽ, khô ráo;

    + Tiết kiệm thời gian;

    + Giải phóng sức lao động;

    + Tiết kiệm điện nước (so với rửa bằng tay);

    + Giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc gia đình;

    https://genk.vn/sau-nua-nam-su-dung-nay-toi-da-hieu-vi-sao-nhieu-nguoi-san-sang-chi-ca-nghin-do-mua-may-rua-bat-20220201012538904.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ