Sony đang trễ nải trong chính cuộc đua công nghệ nhiếp ảnh mà họ tạo ra?
Liệu rằng công nghệ của họ đã 'đạt đỉnh' hay đơn giản là hãng đang 'lười' để đợi các hãng khác?
Trong khi những nhiếp ảnh gia trung thành với Leica cảm thấy thất vọng vì hãng của mình chuyển từ hãng nhiếp ảnh cơ khí thuần túy sang một hãng 'công nghệ số', thì phía bên kia chiến tuyến của Sony thì có vẻ các fan lại phàn nàn về việc hãng này đang chậm lại trong việc phát triển công nghệ!
Vào 2015, khi người dùng vẫn đang mong chờ sự ra mắt 'diệu kỳ' của chiếc Canon 5D Mark IV thì Sony bất ngờ công bố 'bom tấn' a7R II. Đây là một chiếc máy ảnh có độ phân giải 42.4MP, cùng khả năng quay phim 4K bằng cả cảm biến Full-frame. Sự ra mắt của chiếc máy này làm nhiều nhiếp ảnh gia cảm thấy ngạc nhiên, không ngờ rằng Sony lại có thể tích hợp được nhiều công nghệ như vậy trong một thân máy nhỏ gọn. Tất nhiên, đây vẫn là một chiếc máy 'beta' để làm nền tảng cho những dòng nâng cấp sau đó của hãng, nhưng nó cũng chính là sản phẩm đưa vị thế của Sony lên tầm cao mới.
Sau đó, họ tiếp tục ra mắt chiếc a7S II, một chiếc máy có khả năng chụp đêm tốt hơn cả mắt của con người. Trong thời kỳ này, Sony như đang thừa thế xông lên, chính họ là người làm thị trường phải để ý tới máy ảnh không gương lật. Những hãng máy ảnh DSLR như Canon và Nikon bỗng dưng bị bất ngờ, và không có sự đáp trả nào trong một thời gian dài. Vào năm ngoái, Sony cũng đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng doanh số ở nhiều hạng mục tại Mỹ và Nhật.
Những thế hệ máy những máy ảnh không gương lật 'làm mưa làm gió' thị trường của Sony
Nhưng có vẻ thời gian gần đây, Sony đang trễ nải trong việc phát triển công nghệ, khiến họ phải chậm lại trong cuộc chiến mà họ đã tạo ra 4 năm trước đây.
Khả năng quay phim đã cũ
Sony là hãng đầu tiên trên Thế giới tích hợp khả năng quay phim 4K trên toàn bộ cảm biến Full-frame lên một dòng máy ảnh thông dụng (không phải máy quay Cine), và đến hiện nay cũng không có nhiều hãng làm điều đó. Nhưng so với 4 năm trước, hãng cũng chưa có nhiều điểm nâng cấp ở tính năng này.
a7R II chỉ có thể quay video dạng 8-bit và đến giờ a7R IV vẫn chỉ làm được vậy, trong khi các hãng khác đã chuyển qua 10-bit cho hệ màu mượt mà hơn. Máy ảnh APS-C a6600 đến hiện nay cũng không có gì nâng cấp về mảng quay video so với chiếc a6300.
Sony a6600
Chiếc a6600 được sinh ra để đối đầu trực tiếp với Fujifilm X-T3 khi chúng có giá bán bằng nhau. Nhưng khi so về nhiều mặt thì sản phẩm đến từ Fuji lại tốt hơn: ảnh với giả lập film đẹp, khả năng quay video 4K/60fps 10-bit, khiến cho chiếc a6600 trở nên lỗi thời. Nói về 4K/60fps, Canon cũng đã có tính năng này từ chiếc 1DX Mark II, mặc dù Canon được gọi là kẻ đi sau về mặt công nghệ!
Canon được cho là sẽ còn ra mắt chiếc 1D X Mark III với cấu hình quay phim còn cao hơn nữa, nên nếu như Sony không nhanh chóng nâng cấp thì sẽ bị tụt về phía sau.
Những phiên bản nâng cấp nhỏ
Theo nhiều nhà phân tích, Sony đang gặp phải những giới hạn về mặt công nghệ, chính vì vậy nên những phiên bản nâng cấp trong thời gian gần đây không 'nhảy vọt' như trước nữa. Nhưng một số hãng khác vẫn đang tiếp tục phát triển và vượt qua Sony. Panasonic đã ra mắt chiếc máy ảnh có khả năng quay được phim dành cho Netflix, Canon cũng chuẩn bị ra mắt chiếc 1D X Mark III nhu đã đề cập ở trên.
Trong quá khứ, Sony đã cố 'nhét' thật nhiều công nghệ, tính năng vào một thân máy nhỏ gọn nên hãng cũng càng ngày càng phải làm những chiếc máy của mình lớn hơn. Những hãng khác không gặp phải tình trạng này vì họ thiết kế máy ảnh của mình với kích thước 'thông thường' ngay từ đầu. Liệu rằng Sony có thể tiếp tục phát triển công nghệ nếu làm máy lớn hơn nữa?
a7S III của chúng tôi đâu?
Mặc dù đến nay đã có a7III và a7R IV, nhưng người dùng vẫn chưa có chiếc máy quay phim, chuyên dành cho những trường họp thiếu sáng a7S III. a7S II đến nay đã 4 năm tuổi, và có vẻ như nhiều người đã không đợi được và chuyển qua sử dụng các hãng khác để thay thế cho Sony.
Đến nay, kỳ vọng của người dùng vào chiếc máy này rất cao vì các máy của những hãng khác hiện đã rất tốt. Nếu nó không có khả năng quay 4K/120fps thì có lẽ người dùng cũng sẽ không quan tâm nữa! Hãng cũng có thể sẽ phải áp dụng thêm quạt tản nhiệt giống như chiếc Panasonic S1H để có thể làm được điều này.
Về mặt khác...
Hiện vẫn có một dòng sản phẩm mà Sony tiếp tục nâng cấp, đó là dòng a7R. a7R IV hiện nay vẫn là một trong những chiếc máy ảnh toàn diện nhất trên thị trường, với khả năng chụp hình 61MP - cao nhất trên cảm biến Full-frame. Kết hợp với đó là khả năng lấy nét tốc độ cao, chiếc máy ảnh này đưa Sony bỏ xa các nhà sản xuất máy ảnh chuyên chụp trên thị trường.
Sony a7R IV
Có vẻ như Sony cũng đang tập trung năng lượng để phát triển ống kính, một yếu điểm của hãng trong quá khứ. Hiện nay hãng cũng đã có một bộ sưu tập ống kính chất lượng cao khá đầy đủ, và có số lượng nhiều nhất trong Thế giới máy ảnh không gương lật.
Tôi cũng phải thừa nhận rằng bài viết này không hề công bằng với Sony. Có lẽ tôi và rất nhiều nhiếp ảnh gia khác đã bị gây ấn tượng mạnh bởi những sản phẩm quá tuyệt vời của hãng này trong thời gian trước, nên kỳ vọng của ta đặt vào Sony cũng lớn hơn so với các nhà sản xuất khác. Sony đang tiến vào thời kỳ 'sửa lỗi' của những sản phẩm cũ, cùng với đó là xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ người dùng nên ta mới không nhìn thấy những nâng cấp lớn, những con số ấn tượng như trước - có lẽ cũng là một điều tốt!
Về tác giả: Usman Dawood là nhiếp ảnh gia trưởng của studio chuyên chụp nội thất và kiến trúc Sonder Creative. Bài viết trên là chia sẻ của anh với Petapixel.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4