Sự thật về việc bật bình nóng lạnh 24 giờ: Tôi mất 30 năm cuộc đời mới biết đáp án
Đáp án dưới đây cũng chính là lời tư vấn chân thành tôi dành cho bạn.
- Nên bật bình nóng lạnh bao nhiêu phút trước khi dùng? Chuyên gia tiết lộ con số chính xác khiến nhiều người bất ngờ
- Xiaomi ra mắt bình nóng lạnh: Thanh magie "vĩnh cửu", dung tích 60L, công suất 3.300W, tích hợp Wi-Fi
- Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp
- Dùng bình nóng lạnh lắp đặt theo kiểu cũ, 3 người gặp tai nạn thương tâm: Hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều gia đình
- Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn
Có người cho rằng bật liên tục sẽ không an toàn, trong khi người khác lại cho rằng việc này thuận tiện hơn rất nhiều. Vậy liệu bình nóng lạnh có nên bật liên tục không? Một thợ sửa chữa điện gia dụng lâu năm đã đưa ra câu trả lời của mình.
Bình nóng lạnh bật liên tục có an toàn không?
Với những sản phẩm hiện đại như hiện nay, bật nóng lạnh liên tục không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, việc bật liên tục chắc chắn sẽ làm thiết bị nhanh xuống cấp, từ đó tiềm ẩn một số rủi ro an toàn.
Do đó, có nên bật liên tục hay không sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố bạn nên cân nhắc.
1. Xét theo mùa
Mặc dù nước nóng được sử dụng quanh năm nhưng mùa có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều nhất chắc chắn là mùa đông.
Thứ nhất, tần suất sử dụng nước nóng vào mùa đông cao hơn nhiều, bao gồm tắm táp, rửa bát chén hay thậm chí là giặt quần áo. Thứ hai, nhiệt độ nước đầu vào thường rất thấp khiến thời gian làm nóng lâu hơn, trong khi cơ thể con người lại cần nước ở nhiệt độ cao hơn để giữ ấm.
Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên bật bình nóng lạnh liên tục để đảm bảo tính tiện lợi và đáp ứng nhu cầu sử dụng suốt cả ngày.
Còn vào các mùa khác, do nước được làm nóng nhanh hơn và hầu như không cần dùng đến nước nóng, bạn có thể tắt bình khi không dùng.
2. Dựa vào tình huống sử dụng
Nếu bạn chỉ cần nước nóng khi tắm hoặc rửa mặt thì hoàn toàn có thể tắt thiết bị khi không dùng. Trước khi tắm, chỉ cần bật lên khoảng 30 phút là nước đã đủ nóng để sử dụng.
Thậm chí, nếu bạn đã làm nóng nước từ tối hôm trước thì nước sẽ giữ được nhiệt đến sáng hôm sau. Hơn nữa, việc rửa mặt buổi sáng không yêu cầu nhiệt độ nước quá cao nên hoàn toàn có thể sử dụng được mà không cần bật lại bình nóng lạnh.
Nếu bình nóng lạnh nhà bạn cần cung cấp nước cho bếp, nhà tắm hay các hoạt động khác thì chắc chắn bạn sẽ phải để máy bật liên tục để tránh bất tiện, khi cần dùng lại không có.
3. Xem xét hiệu suất năng lượng
Để bình nóng lạnh bật liên tục sẽ tạo ra lượng điện tiêu thụ để giữ nhiệt. Vì vậy mới sinh ra nỗi lo tốn kém tiền điện nếu cứ "treo" thiết bị suốt cả ngày.
Thực tế, nếu bình nóng lạnh nhà bạn có hiệu suất năng lượng cấp 1 thì lượng điện tiêu thụ để giữ nhiệt trong 24 giờ không lớn như bạn tưởng.
Ví dụ, một bình nóng lạnh có dung tích 60 lít, hệ số tiêu thụ năng lượng 0.6 và hiệu suất nước nóng đạt 80%, khi bật liên tục trong 24 giờ chỉ tốn khoảng 1.2 kWh điện.
Vì vậy, việc có nên bật bình nóng lạnh liên tục hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình bạn. Đừng sợ tốn kém vì nếu tính ra thì mỗi tháng bạn chỉ tốn thêm khoảng 10-20 nghìn đồng tiền điện khi để bình nóng lạnh bật liên tục mà thôi.
4. Xem xét tuổi thọ
Theo "Quy định về tuổi thọ an toàn của bình nóng lạnh tích trữ", tuổi thọ của bình nóng lạnh ít nhất phải là 8 năm.
Vì vậy, một khi bình nóng lạnh vượt qua thời gian sử dụng này, chất lượng thiết bị sẽ khó đảm bảo và có thể tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn không lường trước được.
Vì vậy, nếu bình nóng lạnh nhà bạn đã quá cũ thì trong quá trình sử dụng, bạn cần đặc biệt chú ý bảo dưỡng thường xuyên hoặc nên thay thế bằng một chiếc mới để đảm bảo an toàn.
Làm thế nào để sử dụng bình nóng lạnh đúng cách?
Thực tế, hầu hết các vấn đề xảy ra với thiết bị điện đều xuất phát từ việc sử dụng không đúng cách. Để tránh những rủi ro an toàn, chúng ta cần học cách sử dụng bình nóng lạnh một cách hiệu quả.
1. Thanh magiê cần được thay định kỳ
Thanh magiê trong bình nóng lạnh không chỉ có tác dụng làm nóng nước mà còn có nhiệm vụ hút các tạp chất, giảm thiểu sự ăn mòn và bảo vệ lớp lót bên trong của bình.
Tuy nhiên, thanh magiê sẽ dần bị hao mòn theo thời gian sử dụng dẫn đến việc các cặn vôi tích tụ ngày càng nhiều, cuối cùng khiến thanh magiê trở nên vô dụng.
Vì vậy, trong điều kiện bình thường, thanh magiê cần được thay thế mỗi 2 năm một lần. Đặc biệt, ở những khu vực có chất lượng nước kém, bạn nên thay thanh magiê sớm hơn để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bình nóng lạnh.
2. Lớp tráng men cần được làm sạch
Mặc dù thanh magiê giúp hút tạp chất và bảo vệ lớp tráng men bên trong nhưng theo thời gian, lớp tráng men vẫn sẽ tích tụ một lượng lớn cặn vôi.
Nếu không làm sạch định kỳ, không chỉ chất lượng nước và hiệu quả làm nóng bị ảnh hưởng mà còn có thể làm tăng tỉ lệ hỏng hóc, gây ra vấn đề với các linh kiện bên trong, từ đó rút ngắn tuổi thọ của bình nóng lạnh.
Vì vậy, bạn cũng nên làm sạch bình nóng lạnh mỗi lần thay thanh magiê. Điều này không chỉ giúp bảo vệ thiết bị mà còn đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và an toàn.
3. Kiểm tra định kỳ van xả áp
Van xả áp của bình nóng lạnh có tác dụng chính là tự động mở ra để xả bớt áp suất khi áp lực bên trong bình quá cao nhằm tránh tình trạng nổ hoặc nguy hiểm do áp lực quá lớn.
Biểu hiện điển hình nhất nếu có vấn đề là khi van xả áp bắt đầu rỉ nước. Do đó, nhiều người chỉ bắt đầu chú ý đến bình nóng lạnh khi thấy van xả áp rỉ nước nhưng lại ít khi quan tâm đến việc kiểm tra và bảo dưỡng chính van xả áp đó.
Nói cách khác, nếu van xả áp bị hỏng hoặc bị tắc thì ngay cả khi áp suất bên trong bình quá cao bạn cũng sẽ không nhận biết được, điều này có thể dẫn đến các nguy cơ an toàn nghiêm trọng.
Vì vậy, việc cần làm là kiểm tra van xả áp định kỳ. Cách kiểm tra khá đơn giản, chỉ cần nhẹ nhàng kéo van và xem nó có rỉ nước hay không. Nếu có thì đó là dấu hiệu bình thường. Nếu không có nước rỉ ra, bạn cần liên hệ với dịch vụ bảo hành để kiểm tra và sửa chữa.
Ngoài ra, việc van xả áp rỉ nước cũng là hiện tượng xả áp bình thường. Chỉ cần mở vòi hoa sen và để nước chảy một lúc, van sẽ không còn rỉ nước nữa.
4. Kiểm tra định kỳ bộ bảo vệ rò điện
Hiện nay, hầu hết các bình nóng lạnh đều đi kèm với ổ cắm có bộ bảo vệ rò điện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn điện, tốt nhất bạn nên kiểm tra bộ bảo vệ rò điện tại bảng điện tổng mỗi tháng một lần.
Cách kiểm tra cũng khá đơn giản, chỉ cần nhấn nút T màu cam bên cạnh công tắc của bình nóng lạnh. Nếu bình thường, khi nhấn sẽ tự động nhảy cầu dao, sau đó bạn chỉ cần đẩy lên lại là được.
Việc có nên để bình nước nóng bật suốt hay không cuối cùng vẫn phải dựa vào tình hình sử dụng của mỗi gia đình. Dĩ nhiên, từ góc độ an toàn thì sau khi làm nóng và tắm xong, tắt bình nước nóng cũng như tắt khi không sử dụng chắc chắn sẽ an toàn hơn.
Còn bạn nghĩ sao?
Nguồn: Toutian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Lần đầu tiên có một hãng smartphone dám thừa nhận bản cập nhật phần mềm sẽ khiến thời lượng pin kém đi: Sẵn sàng thay pin miễn phí, đền bù cả "tiền triệu"
Ngoài ra, người dùng cũng có thể nâng đời thiết bị với mức trợ giá lớn.
Bị em gái ruột tố xâm hại tình dục, CEO Sam Altman viết tâm thư hé lộ sự thật đau lòng