Ta hiểu Google đang muốn nói điều gì: họ không muốn dính dáng nhiều tới đứa con Android nữa.
- Không phải chơi lậu nữa, Fortnite đã chính thức dành cho mọi người dùng trên Android
- Google đang kháng cáo khoản tiền phạt chống độc quyền Android trị giá gần 5 tỷ USD
- Android TV Box loại nào tốt nhất 2018?
- Rò rỉ bản firmware Android Pie cho Galaxy Note9, tiết lộ giao diện người dùng hoàn toàn mới
- Dự kiến trong một bản cập nhật không xa, 32 triệu thiết bị Android sẽ không sử dụng Google Chrome được nữa
- Ra mắt chỉ hai tuần nhưng iOS 12 đã làm được gấp đôi những gì Android 8 Oreo cố gắng cả năm trời
Android là hệ điều hành dễ gặp nhất trong thị trường smartphone, độ phủ của nó cho thấy Android là một phần không thể thiếu trong mảng kinh doanh của Google. Nhưng càng ngày, có một sự thật càng lộ rõ ra: Google không muốn dính dáng gì tới đứa con họ đã dứt ruột đẻ ra. Bằng chứng mới nhất hiện hữu tại sự kiện ra mắt sản phẩm của Google, vừa diễn ra tại thành phố New York.
Từ khóa "Android" không hề xuất hiện lấy một lần suốt sự kiện Chế tác bởi Google - Made by Google 2018. Đây là lần đầu tiên vụ việc như vậy diễn ra, suốt từ khi Android chào đời hồi năm 2008.
Chú robot nhỏ xanh dần nhạt đi theo thời gian
Đây không phải lần đầu ta thấy Goolge cố tình làm lơ Android. Suốt vài năm qua, ta đã thấy vài sự biến chuyển: Android Pay biến thành Google Pay, Android Message bị rút ngắn thành Message (mới chỉ diễn ra vài tháng vừa rồi), hệ điều hành của đồ điện tử đeo trên người từ Android Wear biến thành Wear OS.
Những sản phẩm cũ đổi tên, những sản phẩm mới không xuất hiện kèm cái tên Android nữa. Họ tung ra Google One – dịch vụ lưu trữ đám mây, Google Task - ứng dụng quản lý mới, Google Allo và Google Duo để liên lạc. Không phải cái gì cũng gắn mác "Google", nhưng ta đều nhận thấy điều gì đang diễn ra.
Nói vậy chứ họ chưa bỏ hẳn Android. Pixel 3 và Pixel 3 XL tất nhiên vẫn chạy Android. Ta vẫn thấy từ Android thân thương xuất hiện trong phần "Cài đặt", bạn đưa ra câu hỏi về Android thì Google cũng vẫn dùng giọng tự hào để trả lời mọi thắc mắc. Nhưng để ý mà xem, thương hiệu Android đang biến mất khỏi các sản phẩm và các dự án marketing của Google, kể từ dự án Goolge Pixel tới giờ.
Pixel không nhắc tới Android bằng những cách hiển nhiên, ngoài một vài ứng dụng mặc định. Trong một thời gian ngắn, từ Android còn chẳng hiện lên trên màn hình boot (giờ đã có rồi, dùng chữ "Powered by Android" phải xuất hiện lại bởi yêu cầu từ bên thứ ba).
Sự kiện ra mắt sản phẩm năm nay cho thấy rõ Google muốn gì: họ muốn đưa Android đi vào quên lãng.
Chrome OS chiếm lấy sân khấu, thay thế người đàn anh
Google không nhắc tên Android và không ngần ngại quảng bá đứa con hào nhoáng mới mang tên Chrome OS, chạy trên chiếc tablet Slate mới của mình. Họ diễn thuyết về lịch sử Chrome OS, kể cho người nghe tại sao nó lại là hệ điều hành hoàn hảo cho một thiết bị tablet, tự hào rằng nó sẽ là phiên bản di động của Windows và Mac OS.
Họ làm thế quái nào mà không nhắc tới từ "Android" lấy một lần? Trong khi mọi ứng dụng Android đều có thể chạy êm ru trên Chrome OS? Họ chỉ gọi đơn giản là "ứng dụng", hay "ứng dụng từ Cửa hàng Google Play". Cay đắng cho phận con bị ghẻ lạnh.
Google không thẳng thắn thừa nhận, cũng dễ hiểu cho bậc làm cha mẹ thôi. Nhưng nhìn từ góc nhìn thứ ba, ta có thể đoán rằng:
Android, dịch ra là "một con robot", nghe đậm chất kĩ thuật, tồn tại nhiều năm rồi nên cũng nhàm
Đã từ lâu, người dùng mặc định rằng "điện thoại android" luôn rẻ hơn, chất lượng thấp hơn "điện thoại iPhone". Dù đây là nhận định vơ đũa cả nắm, nhưng từ ngày đầu điện thoại Android xuất hiện, nó đã luôn đi kèm với chiến lược quảng cáo "một sự thay thế đỡ tốn kém hơn iPhone". Khó đổ lỗi cho Google rằng họ không muốn dính dáng tới Android, khi ở thời điểm hiện tại, công ty sản xuất điện thoại dù lớn dù nhỏ cũng đều có thể làm ra một cái điện thoại Android. Người ta đã bắt đầu coi Android là điện thoại "không phải iPhone".
Cũng có một dự đoán khác nhẹ nhàng hơn: Google muốn thông điệp của mình bay xa hơn nữa, tới nhiều người hơn nữa. Khó có thể làm thế khi bản thân từ Android nghe hơi … chán. Với người Việt chúng ta, nó chỉ là một từ mượn nhưng với những nước nói tiếng Anh, từ Android mang một nghĩa hoàn toàn khác: một cỗ máy không hơn không kém.
Hình ảnh cứng nhắc của một con robot sẽ khiến những nhãn hàng thân thiện Goolgle phát triển gần đây bị ảnh hưởng.
Một cá nhân từ chối nêu danh tính, thân cận với các dự án marketing của Google nói với trang tin 9to6Google rằng khi hãng chuyển từ thị trường riêng biệt sang quảng bá tại thị trường đại chúng, nhãn hàng Android đã không còn phù hợp thị hiếu. Cũng là lời từ cá nhân trên, họ nhận định rằng kế hoạch dài hạn của Google là khai tử hoàn toàn Android, dù rằng hướng đi không được đồng ý bởi "những cá nhân chủ chốt vẫn gắn bó" với Android.
Google chưa công bố định hướng nào, ta chỉ có thể dựa vào những sự kiện hiện có mà suy đoán. Nhưng khi mà bằng chứng ngày một chất đầy, e rằng những dự đoán về ngày tàn của Android là thật.
Có những lý do để ta tin rằng Google muốn hướng tới Fuchsia OS để thay thế Android.
Bạn muốn bằng chứng?
Trước hết, sự kiện năm nay không xuất hiện từ "Android".
Tại Made by Google 2017 – ngày ra mắt Pixel 2, từ "Android" xuất hiện đúng một lần. "Những người sở hữu Pixel vừa nhận được bản cập nhật Android Oreo", rồi họ nói thêm rằng "với tư cách người dùng Pixel, bạn sẽ luôn là người đầu tiên nhận được cập nhật hệ điều hành và bảo mật, không cần phải làm gì thêm cả".
Tại Made by Google 2016, ngày Google Pixel, Google Wifi, Google Home và vài thứ khác nữa, Google nhắc tới "Android" đúng 6 lần.
Nhưng Android vẫn sống tốt, dù có bị cha mẹ lạnh nhạt
Ta chẳng cần lo cho Android, giờ nó đã có thể tự lực, ít nhất là trên khía cạnh công nghệ. Hiện tại, không có lý do gì để Google đổi tên hệ điều hành vốn đã đang rất nổi tiếng. Những thống kê trên chỉ xuất hiện tại sự kiện phần cứng Made by Google thôi, ở sự kiện phần mềm Google I/O, cái tên Android vẫn xuất hiện vô số lần. Android vẫn sống tốt.
Nhưng ta phải chuẩn bị tinh thần dần thôi. Với đà này, sớm hay muộn Google cũng sẽ có tuyên bố chính thức.
Tham khảo 9to5Google
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming