Symantec: Cuối năm 2017 là chính là thời điểm malware đào tiền mã hóa đang chớm nở, bạn hãy cẩn thận
Trong cuộc "chạy đua vũ trang malware" này, bạn nên tự cẩn thận với từng đường link bấm vào, từng tệp tin tải về và từng tin nhắn nhận được.
- Dùng điện và máy tính của công ty để đào bitcoin, nhân viên Bộ Giáo dục Mỹ bị tóm sau chưa đầy một tháng
- Việc đào bitcoin tốn năng lượng và tạo ra rất nhiều khí thải, nó đang làm chậm quá trình phát triển của nhân loại
- Việc đào bitcoin đang tiêu thụ nhiều điện hơn cả 20 quốc gia Châu Âu
- Làm thế nào chặn các trang web lợi dụng CPU của bạn để đào tiền ảo?
- Dùng máy tính cơ quan để "đào" bitcoin anh chàng này bị phạt... 4 ngày nghỉ phép
Tiền mã hóa đang leo lên một tầm cao giá trị chưa từng thấy, nhưng để đạt được giá trị ấy, một người phải cần tới những cỗ máy "đào" tiền mạnh mẽ và ... tốn điện vô cùng. Hiển nhiên là ở đâu có lợi nhuận, ở đó sẽ có kẻ xấu lợi dụng người khác để trục lợi. Trong thời điểm giá tiền mã hóa cao ngất trời như thế này, càng ngày càng xuất hiện những kẻ xấu cài cắm những dòng lệnh vào máy người bị hại, đào tiền mã hóa bằng chính thiết bị của họ.
Bỗng nhiên xuất hiện một cuộc "chạy đua vũ trang" giữa những kẻ xấu ấy, tạo ra những thứ malware, mã độc tiên tiến hòng cài vào máy những người nhẹ dạ, cả tin. Mới đây nhất có lẽ là file có tên video_XXXX.zip lan qua ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook.
Chỉ nội trong năm nay, trang web chia sẻ file lậu nổi tiếng The Pirate Bay, trang web xem phim trực tuyến Showtime, thậm chí cả một nhà cung cấp Internet của Argentina cũng đều cài lên máy người dùng mã độc "đào" tiền mã hóa, người dùng không hề hay biết gì về việc này. Mọi việc chưa có dấu hiệu dừng lại và với làn sóng tiền mã hóa dâng cao, nhiều khả năng nó sẽ còn tệ hơn nữa.
Trong những ngày đầu khi mà Bitcoin xuất hiện, những malware độc hại bị phát tán muôn nơi nhằm đào Bitcoin trên máy của những người bị nhiễm. Nhưng ấy là khi máy tính thông thường tại nhà cũng có thể "đào" được Bitcoin, việc đã là bất khả thi vào thời điểm vài năm trước cũng như hiện tại. Thế là những malware ấy chết vào năm 2014.
Nhưng làn sóng tiền mã hóa mới cập bến, những đồng tiền mã hóa mới xuất hiện với giá trị cao chưa từng thấy, và kéo theo làn sóng ấy là đủ thứ malware, mã độc từ mọi nơi. "Với tình trạng giá tiền mã hóa leo thang như hiện nay, malware sẽ tạo ra rất nhiều lợi lộc và sẽ lan ra nhanh", Candid Wueest, nhà nghiên cứu mối đe dọa tại công ty bảo mật Symantec nói với trang báo Motherboard.
Bạn tự "đào" bitcoin để kiếm chút tiền ăn sáng thì chẳng có vấn đề gì, nhưng khi một trang web, một phần mềm hay một con malware được cài cắm vào thiết bị của bạn, đào tiền mã hóa mà bạn không hay biết, đó lại là một câu chuyện khác.
Để ý nhé, nếu như máy tính của bạn chậm bất thường, rất có thể nó đang là "trâu cày" tiền mã hóa của một ai đó mà bạn không biết đấy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời