Tài liệu nội bộ tiết lộ: cả Google và OpenAI đều đang thua trong cuộc đua AI, trước một đối thủ không ngờ tới
Theo một kỹ sư cấp cao của Google, không phải OpenAI hay Google, các kỹ sư AI mã nguồn mở mới là người đang đi đầu trong cuộc đua về lĩnh vực công nghệ mới này.
- Nhiều lập trình viên bắt đầu sợ AI, phải lên mạng trấn an nhau vì lo lắng thời kỳ 'việc ổn định lương cao' sắp thành dĩ vãng
- “Bố già AI” đột ngột rời khỏi Google và lời cảnh báo về loại công nghệ này: “Mọi người sẽ không thể biết đâu là sự thật nữa”
- ChatGPT cần 'uống' bao nhiêu lít nước để trả lời 50 câu hỏi: Nhìn qua tưởng không nhiều, nhưng nếu tính tổng lượng tiêu thụ sẽ thấy bất ngờ
- Chi bộn tiền để tích hợp công nghệ AI của ChatGPT, Microsoft Edge vẫn đang là kẻ thua cuộc trước Safari
Mới đây một tài liệu nội bộ của Google cho thấy, một trong các kỹ sư cấp cao của họ đã lên tiếng cảnh báo, người khổng lồ tìm kiếm này đang không ở vị trí để giành chiến thắng trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo và rằng cộng đồng công nghệ AI mã nguồn mở đang đè bẹp họ. Không những vậy, ngay cả đối thủ sừng sỏ hiện tại của họ, OpenAI cũng đang chung số phận đó.
Ban đầu tài liệu nội bộ này được chia sẻ bởi một tài khoản ẩn danh trên máy chủ Discord và sau đó được hãng tư vẫn SemiAnalysis đăng tải sau khi xác định được tính xác thực của nó. Trong đó cho biết, Google không hề có "nước sốt đặc biệt nào" để giành chiến thắng trong cuộc đua AI được định hình nhiều tháng vừa qua.
Theo Bloomberg, tài liệu này do kỹ sư phần mềm cấp cao của Google, Luke Sernau viết nên. Trong đó cho thấy dù Google "đã làm nhiều điều" để cố gắng bắt kịp đối thủ OpenAI, nhưng các kỹ sư trong cộng đồng mã nguồn mở đã âm thầm vượt mặt cả hai công ty này.
"Sự thật mất lòng ở đây là chúng ta đang không ở vị trí để chiến thắng cuộc chạy đua vũ trang này cũng như cả OpenAI. Trong khi chúng ta vẫn đang cãi vã nhau, một bên thứ ba khác đang âm thầm giành lấy bữa trưa của chúng ta." Tài liệu này cho biết. "Tất nhiên tôi đang nói về cộng đồng mã nguồn mở. Nói một cách thẳng thắn, họ đang dẫm bẹp chúng ta."
Trong tài liệu của mình, Sernau nhấn mạnh rằng, với việc "không có nước sốt bí mật nào" hy vọng tốt nhất của Google là "học hỏi và hợp tác với những gì người khác đang làm bên ngoài Google" và ưu tiên các tích hợp của bên thứ ba.
Không có các GPU trị giá hàng chục ngàn USD cũng như các máy chủ huấn luyện AI trị giá hàng trăm triệu USD, nhưng cộng đồng AI mã nguồn mở cũng có những công cụ hiệu quả khác ví dụ mô hình ngôn ngữ lớn do hãng Meta của Mark Zuckerberg phát triển và được phát hành dưới dạng "phi thương mại" và được rò rỉ trên internet từ cuối tháng Hai vừa qua.
Do mô hình LLaMa của hãng Meta đã trở nên rất phổ biến, rào cản nghiên cứu AI đã được hạ thấp đáng kể - "từ chỗ phải huy động toàn bộ công sức của cả một tổ chức nghiên cứu lớn xuống còn một người, một buổi tối và một cái laptop đủ mạnh." Tài liệu cũng trích dẫn các mô hình sản sinh nghệ thuật mã nguồn mở. Ngược lại, ChatGPT và chatbot Bard của Google lại không chia sẻ các mô hình AI của mình với công chúng.
Sernau nhấn mạnh rằng, chỉ với 100 USD, các kỹ sư AI mã nguồn mở đang làm được những điều mà "chúng ta chật vật" với 10 triệu USD và "chỉ làm trong vài tuần, thay vì vài tháng".
Chính vì vậy, cho dù Sernau thừa nhận rằng "các mô hình của chúng ta vẫn đang đi trước một chút về chất lượng", các kỹ sư AI mã nguồn mở đang làm được những điều vẫn được xem là "các thách thức lớn" đối với Google.
Một trong những ví dụ Sernau nói đến là khả năng chạy các mô hình AI này trên điện thoại. Trong khi Google vẫn đang chật vật giải quyết thách thức này, các kỹ sư mã nguồn mở đã tìm được cách để chạy được chúng trên Google Pixel 6. Anh cho biết trong tài liệu nội bộ rằng: "Các mô hình mã nguồn mở nhanh hơn, dễ dàng tùy chỉnh hơn, riêng tư hơn và có nhiều tính năng tương đương."
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"