Tại sao chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lại khiến các công ty công nghệ Trung Quốc như ngồi trên đống lửa?

    Thiên Long,  

    Không phải ngẫu nhiên khi chính quyền Trump tự tin áp thuế lên nhiều mặt hàng công nghệ của Trung Quốc. Đó là bởi Mỹ nắm trong tay lợi thế về công nghệ lõi và linh kiện, những yếu tố quan trọng đủ khiến Bắc Kinh và các công ty công nghệ nước này phải nhượng bộ.

    Thời quan qua, chúng ta đã nghe rất nhiều về việc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây ảnh hưởng lớn tới nhu cầu mua iPhone mới tại thị trường Trung Quốc vì nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và người dân tiết kiệm chi tiêu hơn.

    Tại sao chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lại khiến các công ty công nghệ Trung Quốc như ngồi trên đống lửa? - Ảnh 1.

    Nhưng còn các công ty công nghệ Trung Quốc, liệu họ sẽ chịu tác động ra sao dưới sức ép của các lệnh áp thuế do Mỹ đặt lên cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc?

    Giới phân tích cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Mỹ khi gây áp lực kinh tế với Bắc Kinh, đó là khiến các công ty công nghệ Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nhập khẩu các công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

    Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chuyên trang TechWireAsia, chuyên gia kinh tế cao cấp Alicia Garcia Herrero khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đã mô tả những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với các hãng công nghệ Trung Quốc.

    Các hãng công nghệ Trung Quốc gặp khó vì không biết mua linh kiện từ Mỹ như thế nào?

    Đối với bất kỳ một cuộc chiến thương mại nào nổ ra, đối tượng chịu thiệt chính chắc chắn vẫn là nền kinh tế của một quốc gia, sau đó đến các thành phần kinh tế như các công ty tư nhân và nhà nước. Đen đủi thay Huawei và ZTE lại là những công ty công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến này.

    Giới chức Mỹ cáo buộc rằng, công nghệ mạng 5G của Huawei tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia và các quan chức Mỹ không muốn liều lĩnh để Huawei xây dựng mạng 5G của nước này vì lo ngại sẽ bị do thám.

    Tại sao chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lại khiến các công ty công nghệ Trung Quốc như ngồi trên đống lửa? - Ảnh 2.

    Sức ép của Mỹ là khủng khiếp khi nước này sẵn sàng kêu gọi đồng minh sớm ban hành lệnh cấm Huawei. Hiện nay ngoài Mỹ đã có thêm Áo, New Zealand đã quyết định cấm cửa Huawei xây dựng mạng 5G.

    Ngoài Huawei, chúng ta không thể bỏ qua trường hợp của ZTE và nhiều hãng smartphone Trung Quốc khác đang gặp khó tại thị trường Mỹ. Tất cả các hãng công nghệ Trung Quốc đều đang phải vật lộn để giải quyết hậu quả trực tiếp lẫn gián tiếp của cuộc chiến thương mại.

    Đỉnh điểm của sự căng thẳng là khi ZTE lo sợ khả năng phá sản vì các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ khiến công ty này không thể mua được nguồn linh kiện như chip xử lý, bộ nhớ, cảm biến hình ảnh, hệ điều hành từ các ông lớn như Google, Intel, Micron, Qualcomm.

    Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang phụ thuộc phần lớn vào phần mềm và phần cứng của các công ty Mỹ. Lấy đơn cử như bản quyền hệ điều hành Android trên di động hay công nghệ chip của Qualcomm trên smartphone Android.

    Chiến tranh thương mại có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến tốc độ ra mắt sản phẩm mới của các hãng Trung Quốc trở nên chậm hơn

    Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ phát triển mạng 5G của Trung Quốc. Bất chấp công nghệ tiên tiến nhưng việc Mỹ và các đồng minh từ chối công nghệ 5G cũng khiến Huawei lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Khi có công nghệ nhưng không thể áp dụng, Huawei sẽ tốn một khoản chi phí phát triển lớn, thậm chí thua thiệt các đối thủ như Nokia hay Samsung trong lộ trình xây dựng mạng 5G tại các quốc gia trên thế giới.

    Thuế quan có thể phá vỡ sự liên kết chuỗi cung ứng của các hãng công nghệ Trung Quốc, đồng thời buộc các hãng này phải điều chỉnh thời điểm ra mắt sản phẩm mới muộn hơn. Hơn hết sự lo ngại của Mỹ đối với công nghệ của Trung Quốc không chỉ khiến công ty nắm công nghệ đó chịu thiệt hại mà còn tạo ra hiệu ứng dây chuyền, bao phủ toàn bộ thị trường thế giới.

    Tại sao chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lại khiến các công ty công nghệ Trung Quốc như ngồi trên đống lửa? - Ảnh 3.

    Về lâu dài, chiến tranh thương mại có thể dẫn đến sự phân mảnh của hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Nguyên nhân do động thái chiến lược từ cả hai phía trong việc hình thành các liên minh đối lập.

    Nhìn thẳng vào sự thật để thấy, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ buông tha cho các công ty công nghệ Trung Quốc. Đặc biệt với những công ty phụ thuộc phần lớn vào nguồn linh kiện nước ngoài sẽ phải chịu thiệt hại lớn nhất.

    Ông Herrero kết luận: "Tổng quan, chúng tôi dự báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào tăng trưởng năng suất và tiến bộ công nghệ. Đặc biệt dân số Trung Quốc đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại".

    Hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang tích cực đàm phán để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến căng thẳng này. Nếu mọi thứ tiến triển tốt, các công ty công nghệ Trung Quốc trước hết sẽ có cơ may thoát khỏi những tác động khủng khiếp từ thuế quan của Mỹ.

    Bên cạnh đó, các hãng này cần phải tích cực theo đuổi các giải pháp mềm mỏng với giới chức Mỹ nhằm khôi phục niềm tin và mở ra cơ hội tiếp tục phát triển tại thị trường Mỹ.

    Tham khảo TechWireAsia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ