Mặc dù dài hơn 6.400 km, nhưng điều lạ lùng là sông Amazon không có cây cầu nào bắc qua.
- Người đàn ông tử vong vì lái xe vào cây cầu bị sập, gia đình đâm đơn kiện Google Maps
- Tại sao cá heo sông Amazon có màu hồng?
- Thanh kiếm treo dưới cây cầu cổ, vì sao hơn 170 năm không ai dám lấy cắp?
- Xây tuyến đường sắt cao tốc xuyên núi, vượt đèo: Tàu hỏa của Trung Quốc chạy 'như bay' với 350 km/h, tổng cộng 62 đường hầm và 86 cây cầu nhưng chỉ mất 6 năm để hoàn thiện
- Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
Sông Amazon hùng vĩ là một trong những con sông lớn nhất và dài nhất thế giới. Với chiều dài hơn 6.400 km, lưu lượng nước trung bình 219 m3/s, nó trở thành đối thủ cạnh tranh duy nhất với sông Nile (dài 6.650 km) ở Châu Phi.
Tuy nhiên, sông Amazon khác với sông Nile ở một điểm rất khác biệt: Đó là nó không có cây cầu nào bắc qua. Vì sao lại như vậy, câu trả lời sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Sông Amazon liên tục thay đổi
Vì sông Amazon có quy mô khổng lồ nên bất kỳ dự án xây dựng nào ở đây cũng là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn ngay cả ở trên giấy tờ, hay ngoài thực tế.
Thử thách đầu tiên và rõ ràng nhất chính là dòng nước. Sông Amazon luôn trong tình trạng thay đổi liên tục về tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước trên sông. Trong mùa khô, từ tháng 6 đến tháng 11, chiều rộng trung bình của sông Amazon từ 3,2 đến 9,6 km, tùy thuộc vào vị trí. Tuy nhiên, trong mùa mưa, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nước dâng cao khiến chiều rộng sông Amazon lên tới 48 km.
Vào lúc cao điểm mùa mưa, dòng nước chảy rất mạnh với tốc độ tới 6,4 km/h. Chính sự bất ổn của dòng chảy và khối lượng nước không thể đoán trước đã gây khó khăn cho việc lên thiết kế xây cầu an toàn, bền vững trong khu vực. Các kỹ sư cần phải xem xét các yếu tố này, đồng thời lưu ý đến sự xuống cấp cấu trúc cầu có thể xảy ra, do lượng nước cực đoan liên tục tác động vào các chân cầu.
Môi trường nhạy cảm, địa chất phức tạp
Bệnh cạnh dòng sông chảy xiết với những khu rừng nhiệt đới hai bên kéo dài, nơi này còn chứa nhiều đầm lầy. Địa hình này gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng cầu, nếu xây cầu, móng chân cầu phải rất là sâu.
Walter Kauffmann, Chủ tịch Kỹ thuật kết cấu Thiết kế cầu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) Zurich, cho biết: “Tình trạng luôn thay đổi của dòng sông, cùng với sự xói mòn liên tục của trầm tích sẽ khiến bất kỳ công trình xây dựng nào trên sông Amazon cũng trở nên cực kỳ khó khăn”.
Nguy cơ làm tổn thương hệ sinh thái Amazon khổng lồ
Ngoài địa chất phức tạp của khu vực, việc xây dựng cầu có thể ảnh hưởng tới hệ sinh thái Amazon. Con sông này đóng vai trò như huyết mạch cho 3 triệu loài động vật và 2.500 loài cây sinh sống xung quanh. Vậy nên, các dự án xây dựng cầu quy mô lớn có khả năng gây tổn hại đến đa dạng sinh học của khu vực.
Việc xây cầu trên sông Amazon chưa thực sự cấp thiết
Theo Walter Kauffmann, nhu cầu xây dựng cầu trên sông Amazon chưa thực sự cấp thiết, bởi phần lớn sông Amazon chảy qua các khu vực dân cư thưa thớt.
Ngoài ra, các thị trấn ven sông Amazon nay đã có mạng lưới tàu thuyền và phà vững chắc để vận chuyển hàng hóa và người dân từ bên này sang bên kia sông. Vậy nên, việc đầu tư vào một dự án cây cầu khổng lồ chỉ mang lại lợi ích tối thiểu cho người dân địa phương.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming