Tại sao Xiaomi không thể và không bao giờ cải thiện chất lượng camera trên các dòng giá rẻ?
Redmi là một trong những dòng smartphone có giá thuộc hàng rẻ nhất của Xiaomi, và cũng là dòng smartphone bán chạy bậc nhất của hãng. Chưa tính đến chất lượng máy, giá rẻ dẫn đến camera của Redmi cũng... bèo không kém.
Đã bao giờ bạn nghĩ tại sao qua nhiều năm, với nhiều phiên bản Redmi, chất lượng camera trên dòng smartphone giá rẻ này vẫn không được cải thiện là bao?
Thực ra, đây là một trong các chiến lược được sử dụng khá rộng rãi bởi các hãng sản xuất smartphone. Nếu tinh ý và chịu khó so sánh chất lượng ảnh chụp, bạn sẽ để ý thấy một điều rằng mọi điện thoại tầm trung và giá rẻ của các thương hiệu nổi tiếng, từ Xiaomi, Samsung, Motorola, Lenovo, Micromax, hay Oppo, Vivo... đều có hiệu suất camera gần như tương đồng nhau. Một số trường hợp ngoại lệ, nhưng rất hiếm hoi, có hiệu năng và chất lượng camera tốt hơn đôi chút, như chiếc Xiaomi Redmi 3S Prime chẳng hạn
Giới hạn về mức giá
Nguyên nhân là bởi các nhà sản xuất sẽ "cố định" phần cứng và hiệu năng của điện thoại dựa trên ước tính về giá cả. Do đó, để tạo ra một chiếc smartphone sở hữu gần như mọi thành phần thiết yếu cùng hiệu năng tổng quát mạnh mẽ, họ sẽ phải cắt giảm bớt, cắt xén hoặc điều chỉnh một số thứ. Không may là những điều chỉnh này hầu như đều tập trung vào... camera.
Khi bạn nhìn vào những smartphone tầm trung và giá rẻ, bạn thấy chúng có quá đủ phần cứng và hiệu năng tổng quát không hề tồi, nhưng camera lại là thứ duy nhất khiến bạn nảy ra ý nghĩ rằng hiệu năng máy có thể tốt hơn. Bởi camera là một thành phần vô cùng phức tạp và đắt đỏ trên smartphone, nên nếu bạn muốn camera tốt nhất trên một smartphone, nó hẳn phải là camera tốt nhất trên thị trường, với khẩu độ (độ mở ống kính) lớn, số điểm ảnh cao, kích thước điểm ảnh đủ lớn để thu đủ ánh sáng, cảm biến hình ảnh tốt với kích cỡ hợp lý, phần mềm camera được trang bị các thuật toán được tối ưu hóa để xử lý các bộ lọc màu, và tất nhiên không thể thiếu một con chip xử lý hình ảnh nữa.
Giá của bộ phận camera và các thuật toán phần mềm để mang lại hiệu năng camera tốt nhất là rất tốn kém, vượt quá mức ngân sách dự tính mà các công ty đã tính toán dành cho các smartphone tầm trung và giá rẻ. Đó là lý do tại sao họ chọn phần cứng trung bình cho camera, như cảm biến, khẩu độ, độ phân giải... Những phần cứng này có thể nói đã mang lại hiệu năng camera khá tốt, dù đôi lúc chất lượng chúng mang lại không được như dự đoán đối với tầm giá của máy.
Giới hạn về vi xử lý
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác cũng cần phải được xem xét: tính tương tích với vi xử lý. Mọi nhà sản xuất smartphone đầu tiên sẽ chọn vi xử lý dựa trên chiến lược giá. Những giới hạn của camera vốn đã nằm trong vi xử lý được chọn, khi mà không phải mọi vi xử lý đều hỗ trợ mọi loại camera. Ví dụ, vi xử lý Snapdragon 4xx không tương thích với các camera 21MP. Mỗi dòng vi xử lý có những giới hạn, và các hãng sản xuất smartphone buộc phải chọn camera ít "chấm" hơn cho các máy tầm trung và giá rẻ.
Ví dụ, trên chiếc Moto G thế hệ 1, Motorola chỉ trang bị camera 5MP, trong khi Moto X Play có camera 16MP. Rõ ràng camera Moto X Play có hiệu năng tốt hơn, trên thực tế nó là một trong những chiếc điện thoại Motorola có camera tốt nhất. Vi xử lý của Moto G thế hệ 1 không thể xử lý các camera 16MP, giới hạn của nó tối đa là 13.5MP. Trong khi đó, vi xử lý của Moto X Play có thể dễ dàng xử lý và tương thích hoàn toàn với camera đó.
Nhưng sự khác biệt giữa vi xử lý tầm trung và vi xử lý cao cấp là gì? Bạn hẳn cũng biết rõ: giá cả. Mọi giới hạn đều xoay quanh chi phí. Moto G ở thời điểm ra mắt là một chiếc smartphone cận tầm trung (thuộc loại...yếu trong số các máy tầm trung), trong khi Moto X Play lại là cận cao cấp (thuộc loại mạnh trong số các máy tầm trung). Và hãy thử nghĩ mà xem: nếu mọi smartphone tầm trung và giá rẻ có camera chụp đẹp, ai sẽ mua điện thoại flagship? Trên thị trường, cuộc đấu hiệu năng camera chỉ diễn ra giữa các điện thoại flagship của các thương hiệu nổi tiếng (thường là giữa iPhone và Samsung Galaxy), chứ không phải là cuộc đấu của các smartphone tầm trung và giá rẻ. Có nghĩa là, điện thoại flagship có hiệu năng camera tốt nhất vì chúng có vi xử lý cao cấp hơn, phần cứng camera mạnh mẽ hơn, và phần mềm với thuật toán khủng hơn. Không hề có giới hạn về mặt phần cứng đối với flagship, và cũng chẳng có lý do chính đáng nào để so sánh camera của điện thoại flagship với camera của điện thoại tầm trung.
Quay về với Xiaomi. Điện thoại của hãng Trung Quốc này nổi tiếng với hiệu năng khá tốt so với mức giá rẻ mạt mà họ mang lại, từ thời lượng pin, RAM, ROM...chỉ trừ camera. Chi phí của vi xử lý và camera là rất cao như đã nói ở trên. Với một mức giá quá rẻ, Xiaomi vẫn mang được nhiều tính năng thú vị lên dòng Redmi của mình, thì việc họ trang bị cho chúng một camera chất lượng cao là hoàn toàn bất khả thi.
Khác với Oppo và Vivo - hai hãng trang bị cho smartphone của mình camera trước và sau khá tốt, nhưng lại yếu kém trong các mặt khác. Giá smartphone của Oppo và Vivo cũng cao hơn Xiaomi, thế nhưng thứ duy nhất mà hai hãng này đánh bại được Xiaomi là camera.
Xiaomi trang bị cho smartphone tầm trung của mình vi xử lý, RAM, ROM, pin đều khá tốt, với mức giá rẻ. Trong khi với Samsung, LG hay Sony, các smartphone tầm trung của họ có camera chất lượng cao nhưng cấu hình lại không thể bình thường hơn.
Do đó, để có camera tốt, Xiaomi sẽ buộc phải tăng giá sản phẩm - như họ đã làm với 3 mẫu thuộc dòng Mi 8 vừa qua, 3 mẫu smartphone được nhiều người đánh giá là smartphone Xiaomi có camera chụp đẹp nhất từ trước đến nay, có thể đánh bại nhiều đối thủ cạnh tranh tai to mặt lớn khác. Đối với người dùng, bạn muốn có camera tốt hơn, bạn phải chấp nhận bỏ nhiều tiền hơn, chứ không nên trông chờ một mức giá hời như dòng Redmi mà lại có camera tuyệt đỉnh như chiếc Mi8 mới đây được. Nếu bạn còn nhớ về những chiếc Mi luôn sở hữu Snapdragon mạnh nhất ở khung giá dưới 400 USD, Mi 8 là 1 sự thay đổi bất ngờ về giá: bản "thường" có giá ~420 USD, bản Explorer Edition có giá ~580 USD và chỉ bản SE (dùng chip Snapdragon 710) có giá dưới 300 USD.
Nếu muốn sống tốt trong vài năm tới, Xiaomi buộc phải sử dụng camera chất lượng, như trên Mi8, và như vậy, giá bán smartphone của họ sẽ phải tăng lên. Nếu không như vậy, Xiaomi chẳng mấy chốc sẽ phá sản mà thôi!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI