Thành phố cổ Machu Picchu là một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời, nằm trên một sườn núi ở độ cao hơn 2.300m, giống như một thành phố lơ lửng trong mây.
- Sau một tai nạn mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, người đàn ông bị nấc cụt dai dẳng suốt 68 năm
- Áo choàng tàng hình ngoài đời thực hoạt động như thế nào?
- Máy bay chở 239 người biến mất không một dấu vết, cả thế giới vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bí ẩn lớn nhất lịch sử hàng không hiện đại
- Siêu bão Mặt trời và Ngày tận thế Internet
- Chi hơn 30 tỷ đồng mua NFT, sau 1 năm giá trị chỉ còn… 5%
Thành phố Machu Picchu được xây dựng hơn 500 năm trước, và ngay cả trong khu vực dễ xảy ra động đất, nó vẫn đứng vững. Điều đặc biệt hơn là những khối đá ở đây được xêp chồng lên nhau hoàn hảo đến mức khó tin, thậm chí không thể nhét một tấm thẻ ATM vào giữa các viên đá.
Điều này khiến người ta thắc mắc: Làm thế nào mà người Inca lại xây dựng được một thành phố quy mô lớn như vậy? Con người thời đó chưa có công cụ đục đá, máy móc xây dựng hiện đại, phương tiện vận chuyển hiện đại, làm sao vận chuyển những tảng đá lên đỉnh núi và lắp ghép một cách chính xác?
Trong quá khứ, từng có một quốc gia bí ẩn ở Nam Mỹ cổ đại, đó là Đế chế Inca xuất hiện vào khoảng thế kỷ 11 sau Công nguyên. Quốc gia này rất phát triển khi so với thời đại bấy giờ và họ đã đạt được những thành tựu to lớn về thiên văn và lịch.
Tuy nhiên, Đế chế Inca cũng rất bí ẩn bởi đây là nền văn minh lớn duy nhất vào thời điểm đó không có ngôn ngữ viết. Do thiếu các ghi chép bằng văn bản, lịch sử của Đế chế Inca luôn là ẩn số đối với mọi người. Phần lớn những gì chúng ta biết về Đế chế Inca ngày nay đều đến từ các ghi chép của người Tây Ban Nha, những người đã xâm chiếm khu vực này để cướp bóc và chinh phục Đế chế Inca cổ đại.
Mặc dù đế chế cổ đại này đã diệt vong nhưng nó đã để lại một địa điểm bí ẩn: Machu Picchu. Thành phố này thường được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca" vì nó không bị người Tây Ban Nha phát hiện, phá hủy trong cuộc chinh phục Peru của người Tây Ban Nha.
Mãi đến năm 1911, khi nhà sử học người Mỹ Hiram Bingham đang tìm kiếm kinh đô của Đế chế Inca, ông mới phát hiện ra thành phố trên đã ngủ quên trên đỉnh núi ở độ cao hơn 2.300m này.
Đầu tiên phải kể đến kỹ thuật xây dựng của người Inca. Những viên đá trong toàn bộ tàn tích Machu Picchu, bất kể kích thước nào, đều có thể được xếp khít lại với nhau. Các chi tiết ăn khớp giữa các viên đá được xử lý rất tốt, đẹp đến khó tin.
Thành phố này được cho là có thể chịu được những trận động đất lớn từ 9 độ richter trở lên. Xét đến việc Peru nằm trên vành đai động đất Vành đai Thái Bình Dương và thường xuyên hứng chịu động đất, Machu Picchu có thể đứng ở độ cao hơn 2.300 mét trong hơn 500 năm, điều này đủ để chứng minh kỹ năng kiến trúc tinh xảo của người Inca cổ đại.
Ngoài ra, việc sắp xếp các khối đá ở Machu Picchu cũng có những quy tắc độc đáo riêng. Những viên đá bên dưới tương đối lớn và hầu hết chúng có hình dạng không đều. Người ta nói rằng sự sắp xếp này có thể làm tăng số lượng bề mặt tiếp xúc khi rung lắc trong trận động đất, do đó phân tán lực theo các hướng khác nhau và giảm thiệt hại do động đất gây ra.
Nền tảng của Machu Picchu là một trong những lý do quan trọng khiến nó có thể đứng sừng sững. Nơi đây có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều nên rất dễ bị sạt lở. Để ổn định thế núi, người Inca cổ đại đã nghĩ ra một cách, đó là cấu trúc ruộng bậc thang.
Thiết kế này không chỉ có thể giải quyết vấn đề thoát nước mà còn ổn định được câu trúc tổng thể. Góc nghiêng của các bức tường đá chính xác là năm độ, đây là góc ổn định có thể chuyển phần lớn trọng lượng xuống đất. Cấu trúc ruộng bậc thang được chia thành ba lớp, lớp trên cùng là lớp đất màu, lớp thứ hai là lớp cát, dưới cùng là một số sỏi và đá tương đối lớn.
Một lợi thế của thiết kế này là sau khi trời mưa, nước có thể nhanh chóng thấm xuống đất thay vì chảy xuống sườn đồi, do đó tránh được sạt lở đất. Tuy nhiên, kỹ thuật như vậy rõ ràng là rất khó đối với người cổ đại. Làm thế nào mà họ làm được điều đó khi không có các công cụ đo lường và kiến thức chuyên sâu? Ngoài những cân nhắc sâu sắc về thiết kế, việc xử lý đá thành nhiều hình dạng khác nhau thậm chí còn khó khăn hơn.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng độ cứng của những viên đá này là sáu trên thang đo độ cứng Mohs, trong khi đồng và sắt lần lượt là ba và bốn. Từ đó có thể thấy được rằng độ cứng của đồng và sắt không bằng đá tại Machu Picchu, do đó việc chế tác những viên đá ở đây không thể đến từ những công cụ bằng sắt hoặc đồng.
Vì vậy, mọi người suy đoán rằng những viên đá tại Machu Picchu là kết quả của việc dùng đá va vào đá, nhưng rõ ràng là công cụ bằng đá không thể làm cho chúng trơn tru như vậy, bởi vì đá chắc chắn sẽ bị nứt trong quá trình này. Do đó, những người thợ xây dựng đã phải sử dụng một kỹ năng rất cao để tạo hình những viên đá và làm cho chúng thật nhẵn.
Vậy, ai mới thực sự xây là người đã dựng toàn bộ thành phố? Bất chấp nhiều năm khám phá và nghiên cứu, người ta biết rất ít về lịch sử của thành phố này và người đã xây dựng nó. Lúc đầu, người ta tin rằng thành phố được xây dựng bởi nền văn minh Inca vì phong cách xây dựng của nó có nét giống với phong cách kiến trúc của nền văn minh Inca, nhưng khi nghiên cứu sâu hơn, mọi người bắt đầu nghi ngờ tuyên bố này.
Trước hết, trình độ kỹ thuật của nền văn minh Inca lúc bấy giờ không đủ để xây dựng một thành phố quy mô lớn như vậy, và phong cách kiến trúc ở đây cũng có rất nhiều điểm khác so với nền văn minh Inca. Ngoài ra, cách những viên đá lớn và sỏi nhỏ trong thành phố được xếp chồng lên nhau cũng cho thấy rằng thành phố có khả năng được xây dựng bởi hai nhóm người.
Người ta suy đoán rằng sau khi những người xây dựng đầu tiên rời đi, nền văn minh Inca mới đến đây và tiếp tục xây dựng thêm. Có thể thấy từ thành phố Cusco gần đó, sau khi người Tây Ban Nha chiếm đóng vào năm 1532, nhiều ngôi nhà mới đã được xây dựng. Nhưng mỗi khi có một trận động đất lớn, nhà cửa của họ sẽ sụp đổ, trong khi đó nền móng kiến trúc của thành phố này vẫn không bị ảnh hưởng. Ngay cả những tòa nhà do người dân địa phương xây dựng ngày nay cũng bị động đất đánh sập, và có lẽ đây là bằng chứng rõ ràng hơn về kỹ năng xây dựng phi thường của những người thợ xây dựng thành phố. Vậy những người xây dựng với kỹ năng kiến trúc phi thường này là ai?
Cho đến năm 2012, ai đó đã tìm thấy một cánh cổng đá ở Machu Picchu, dường như đã bị các thế hệ sau chặn lại. Một số chuyên gia đã sử dụng máy dò kim loại để tìm hiểu và phát hiện ra rằng có một chất kim loại trong cửa, điều này gây ra sự quan tâm lớn.
Một số người suy đoán rằng bí mật của những người xây dựng có thể được chôn cất ở đây, nhưng chính phủ Peru đã từ chối cho người mở cửa vì sợ rằng việc loại bỏ đá sẽ gây ra sự sụp đổ và hư hỏng cho toàn bộ cấu trúc tổng thể của Machu Picchu.
Những người xây dựng Machu Picchu là ai và cách họ xây dựng như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Một nền văn minh Inca không có chữ viết, bánh xe và đồ sắt làm sao có thể xây dựng nên một thành phố thần kỳ như vậy?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"